Không phải các gã khổng lồ về công nghệ như Google, Netflix ngay lập tức sở hữu văn hóa doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ ngay từ lúc mới hình thành doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa công ty là một quá trình lâu dài và liên tục trong suốt hành trình phát triển của công ty. Với những công ty nhỏ, startup không có độ ngũ nhân sự khổng lồ, ngân sách dồi dào, các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bắt tay hình thành môi trường làm việc lý tưởng bắt đầu từ con số 0.
Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi cá nhân trong doanh nghiệp nhìn nhận và suy nghĩ. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở 2 yếu tố hữu hình (đồng phục, quy định, hoạt động, bản tin nội bộ…) và vô hình (thái độ, phong cách ứng xử và làm việc của mọi cá nhân trong công ty). Xây dựng và phát triển văn hóa công ty sẽ mang đến nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến:
- Là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược để ra từ khi thành lập công ty: tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh
- Tạo động lực và tinh thần đoàn kết trong toàn doanh nghiệp
- Tạo sức cạnh tranh trên thị trường thông qua việc kết nối, kiểm soát, thúc đẩy nhân viên phát triển
- Giúp giữ chân và thu hút nhân tài.
>>> Tầm quan trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xác định các giá trị mà văn hóa doanh nghiệp hướng tới
Các nhà quản lý doanh nghiệp cần xác định hình mẫu công ty muốn hướng đến, tầm nhìn sứ mệnh… nhằm đảm bảo văn hóa doanh nghiệp phù hợp với những giá trị cốt lõi của công ty. Để để xây dựng văn hóa công ty thành công, bạn phải trả lời ba câu hỏi cốt lõi:
- Bạn muốn doanh nghiệp được biết đến như thế nào?
- Các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới là gì?
- Tầm nhìn của doanh nghiệp ra sao? (Công ty muốn phát triển tới đâu)
Đáp án từ những câu hỏi trên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có 1 cái nhìn rõ hơn về các giá trị mà công ty đang tìm kiếm. Việc xác định kiểu văn hóa mà doanh nghiệp hướng tới cần thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập của công ty. Bởi các nhà quản lý cũng như đội ngũ nhân viên đều muốn biết mình sẽ đi đến đâu với tư cách là 1 công ty, tại sao cần phải thực hiện tốt các công việc đang làm. Nếu không có 1 nền văn hóa xác định, nhân viên có thể mất thiện cảm và thiếu động lực gắn bó với doanh nghiệp. Trong quá trình xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo rằng các giá trị này là 1 phần của trải nghiệm làm việc hàng ngày của nhân viên. Bởi nhân viên chính là những nhân tố chính trong triển khai văn hóa công ty thành công hay không.
>>> Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi nhân viên làm việc từ xa
Tuyển dụng những nhân sự có khả năng bổ sung lẫn nhau
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành vì mục đích tạo môi trường làm việc tốt nhất nơi các nhân viên có thể dễ dàng phát triển năng lực bản thân, trau dồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Vì vậy, các nhà quản lý nên lưu tâm đến việc tuyển dụng những nhân viên biết tôn trọng và tuân theo những thành quả doanh nghiệp đã gây dựng nên. Thông thường doanh nghiệp có xu hướng chỉ tuyển dụng những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình, tuy nhiên, trong một đội ngũ nhân lực với quan điểm đa dạng sẽ có thể đưa ra những ý tưởng hay giúp công ty hình thành nên 1 văn hóa doanh nghiệp độc đáo.
Với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, việc tuyển dụng là vấn đề quan trọng góp phần tạo ra sự khác biệt trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng văn hóa, con người của doanh nghiệp. Theo MGE, một trong những nhân sự quan trọng nhất nên được tuyển dụng sớm nhất chính là 1 người chuyên gia về đào tạo văn hóa để giúp công ty thúc đẩy những giá trị đã tạo ra. Từ đó giúp xác định xem, các giá trị này có thực sự phù hợp và cần điều chỉnh gì hay không.
Đánh giá văn hóa hiện tại của công ty
Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu hình thành từ chính những nhân sự đầu tiên của doanh nghiệp. Dù họ đến công ty trong hoàn cảnh nào thì chính tập hợp những niềm tin và giá trị họ đề cao sẽ manh nha hình thành văn hóa doanh nghiệp. Dựa trên những nhân viên đầu tiên này, doanh nghiệp có thể mường tượng được loại hình văn hóa đang tồn tại và chủ động điều chỉnh cho phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty. Việc xây dựng văn hóa công ty ngay từ khi mới hình thành doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi văn hóa đã ăn sâu vào phong cách làm việc và ứng xử của các thành viên trong công ty.
Ngoài đánh giá văn hóa đang hình thành trong đội ngũ nhân viên, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến văn hóa trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Bởi các thành viên lãnh đạo sẽ có tầm ảnh hưởng nặng nề đến văn hóa, đặc biệt là những công ty hoạt động dưới dạng nhiều cổ đông cùng góp vốn.
Thực hiện đào tạo nội bộ như 1 phần cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp xoay quanh yếu tố con người và mọi nhân viên khi làm việc đều hi vọng sẽ phát triển bản thân, kỹ năng chuyên môn cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp cần chú tâm đến đào tạo và phải coi đây như 1 yếu tố cốt lõi trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa. Việc đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết giúp nhân viên nâng cao hiệu suất, năng lực, trở thành 1 tài sản quý giá của công ty.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, các hệ thống đào tạo trực tuyến ra đời giúp việc training nội bộ trở nên linh hoạt và mang tính cá nhân hóa cao. Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE cho phép doanh nghiệp xây dựng hàng trăm khóa học trực tuyến cho từng bộ phận. Bên cạnh đó, MGE cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng đào tạo cũng như tiến độ hoàn thành các khóa học nhanh chóng với hệ thống báo cáo và bài kiểm tra trực tuyến.
Liên tục đo lường và thực hiện điều chỉnh văn hóa để thu hút nhân tài một cách hiệu quả
Xây dựng văn hóa công ty là một quá trình lâu dài và liên tục. Trong quá trình đó, doanh nghiệp cần liên tục đo lường để đánh giá xem văn hóa đã phù hợp với các định hướng và giá trị cốt lõi của công ty, đồng thời thực hiện điều chỉnh nếu cần. Việc điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp tùy thuộc vào tình hình khách quan và chủ quan. Chẳng hạn như đại dịch Covid-19 ngăn cản các doanh nghiệp làm việc offline, công ty cần có sự điều chỉnh văn hóa cho phù hợp với môi trường làm việc online nhằm duy trì động lực làm việc và duy trì hoặc nâng cao hiệu suất của nhân viên.
Ngoài ra, bộ phận nhân sự cần thường xuyên thực hiện đo lường hiệu quả triển khai văn hóa doanh nghiệp. Có nhiều cách để đo lường hiệu quả bao gồm khảo sát tỷ lệ giới thiệu của nhân viên, mức độ gắn bó của nhân viên, tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ hoàn thành khóa học, đánh giá năng lực nhân viên toàn công ty… Những biện pháp này giúp doanh nghiệp biết được liệu doanh nghiệp có đang đi đúng hướng trong việc xây dựng văn hóa cho nhân viên hay không.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nằm lòng các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ con số 0. Đề hiểu rõ hơn về quy trình triển khai văn hóa doanh nghiệp tích cực và triển khai hệ thống học tập trực tuyến cho nhân viên, liên hệ với MGE ngay nhé!