3 yếu tố cốt lõi để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững

3 yếu tố cốt lõi để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững

Việc hiểu rõ và xác định đặc trưng văn hóa của tổ chức là bước quan trọng để quản lý và phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ phản ánh bản sắc doanh nghiệp trong một tổ chức, mà còn là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy hiệu suất và sự gắn kết của nhân viên. Bài viết dưới đây hãy cùng MGE tìm hiểu ba công cụ giúp xác định đặc trưng văn hóa của tổ chức.

1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Robert Quinn và Kim Cameron

1.1 Giới thiệu và nguyên lý hoạt động mô hình văn hoá doanh nghiệp Quinn và Cameroon

Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Robert Quinn và Kim Cameron được phát triển từ những năm 1980, dựa trên lý thuyết khung giá trị cạnh tranh. Mô hình này so sánh mức độ phân cực của doanh nghiệp theo hai trục chính: hướng nội so với hướng ngoại và ổn định, kiểm soát so với linh hoạt, thích ứng.

1.2 4 loại hình văn hóa cơ bản

Mô hình này phân chia văn hóa doanh nghiệp thành 4 loại hình cơ bản, dựa trên việc đánh giá 6 yếu tố: đặc trưng nổi trội của tổ chức, đặc trưng nhân viên, chiến lược phát triển, phong cách lãnh đạo, chất keo gắn kết và định nghĩa về thành công.

1.2.1 Văn hóa Gia đình (Clan Culture)

Văn hóa gia đình nằm ở trục hướng nội và linh hoạt, thích ứng. Đặc trưng của loại hình này là sự linh hoạt, thích ứng và hướng vào bên trong tổ chức. Môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, đề cao văn hóa “thuộc về”, khuyến khích mọi người chia sẻ về bản thân mình. Đặc biệt, văn hóa Gia đình chú trọng đáp ứng nhu cầu của các thành viên, thúc đẩy tinh thần gắn kết đội nhóm và sự tham gia tích cực hướng đến mục tiêu chung.

Mô hình văn hoá này phần lớn tập trung vào việc tạo ra một môi trường làm việc gần gũi, như một gia đình lớn. Lãnh đạo thân thiện, gần gũi và luôn hỗ trợ nhân viên. Nhân viên trong môi trường này có tinh thần đồng đội cao, tin tưởng và gắn kết với nhau. Gắn kết bằng tình cảm, sự chân thành và các giá trị truyền thống tốt đẹp. Chiến lược phát triển dựa vào việc xây dựng đội ngũ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển con người. Thành công được định nghĩa là tinh thần đồng đội và sự gắn kết cao giữa các thành viên.

Tuy nhiên, văn hóa gia đình cũng có những nhược điểm nhất định. Việc quá tập trung vào sự đồng thuận có thể làm giảm khả năng mở rộng các lựa chọn và giảm tính cạnh tranh. Quá trình ra quyết định có thể chậm do phải tìm kiếm sự đồng thuận từ nhiều bên.

1.2.2 Văn hóa Thứ bậc (Hierarchy Culture)

Văn hóa thứ bậc nằm ở trục hướng nội và ổn định, kiểm soát. Môi trường làm việc được tổ chức quy củ, duy trì hoạt động trơn tru, đúng quy cách. Quy trình là công cụ dẫn dắt mọi người làm việc, lãnh đạo tự hào là những nhà tổ chức và điều phối công việc theo định hướng kết quả tốt. Mục tiêu dài hạn, hiệu quả và ổn định là những yếu tố quan trọng của văn hóa này.

Với văn hóa thứ bậc, tổ chức hướng trọng tâm vào nội bộ, tập trung vào việc xây dựng và duy trì một hệ thống vận hành ổn định. Mọi hoạt động đều được tổ chức chặt chẽ, tuân thủ theo những quy trình đã được thiết lập. Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống nhất và gắn kết trong tổ chức. Đó là lý do mà nhân viên thường có xu hướng tuân thủ các quy tắc một cách chuẩn mực, từ đó tăng đánh giá về sự ổn định trong công việc.

Ưu điểm của văn hóa thứ bậc là khả năng quản lý rủi ro, bền vững và ổn định kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm là quá tập trung vào quy tắc và quy trình có thể dẫn đến quan liêu, cứng nhắc và thiếu nhân văn. Sự chú trọng vào truyền thống có thể làm giảm tính cá nhân và hạn chế sự sáng tạo.

1.2.3 Văn hóa Thị trường (Market Culture)

Market Culture hay còn gọi là văn hóa thị trường là một môi trường làm việc đầy sự năng động, nơi mà mọi người đều hướng tới mục tiêu chung là đạt được thành công trên thị trường. Lãnh đạo trong văn hóa này thường là những người có tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán và luôn đặt ra những mục tiêu cao. Họ tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh để khuyến khích nhân viên không ngừng phát triển và sáng tạo. Nhân viên được đánh giá cao dựa trên kết quả công việc và đóng góp của họ vào sự thành công chung của tổ chức.

Ưu điểm của văn hóa Thị trường là khả năng cải thiện hiệu suất, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh và đạt được kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm là áp lực cao, môi trường làm việc căng thẳng và có thể gây ra mâu thuẫn giữa các nhân viên.

1.2.4 Văn hóa Sáng tạo (Adhocracy Culture)

Đối với văn hóa sáng tạo, đặc trưng của loại văn hoá này là một môi trường làm việc luôn sôi động và đầy những ý tưởng mới lạ, độc đáo. Tại đây, sự đổi mới và linh hoạt được đặt lên hàng đầu. Lãnh đạo đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, khuyến khích nhân viên không ngừng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng đột phá. Nhân viên được trao quyền tự chủ để làm việc và được tạo điều kiện để phát triển các ý tưởng của mình. Thành công của tổ chức được đo lường bằng khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới độc đáo.

Văn hóa sáng tạo với ưu điểm chính là khả năng cải thiện và thúc đẩy sự sáng tạo, nhằm nâng cao tinh thần học tập và nhuệ khí của nhân viên. Tuy nhiên, nhược điểm là thiếu kỷ luật và dễ nảy sinh vấn đề quản lý, điều hành.

4 mô hình văn hoá doanh nghiệp bền vững

4 mô hình văn hoá doanh nghiệp bền vững

2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Denison

2.1 Giới thiệu và nguyên lý hoạt động

Tiếp nối những thành quả nghiên cứu của Robert Quinn và Kim Cameron, tiến sĩ Daniel Denison đã cho ra đời mô hình văn hóa doanh nghiệp vào năm 1995. Mô hình này không chỉ cung cấp một nền tảng lý thuyết vững chắc, mà còn mang đến những ứng dụng thực tiễn, giúp các tổ chức đánh giá và cải thiện hiệu suất kinh doanh thông qua việc xây dựng một văn hóa tổ chức phù hợp.

2.2 4 đặc điểm văn hóa chính

Mô hình Denison chia 12 yếu tố văn hóa thành 4 nhóm khác nhau:

  • Thích ứng
  • Sứ mệnh
  • Nhất quán
  • Tham chính

Mỗi nhóm gồm 3 yếu tố quan trọng.

2.2.1 Văn hóa thích ứng

Với khả năng thích ứng nhanh chóng, tổ chức có thể xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững. Việc luôn hướng đến khách hàng và không ngừng học hỏi giúp doanh nghiệp luôn dẫn đầu thị trường.

Văn hóa thích ứng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thông qua việc không ngừng học hỏi, đổi mới và thích nghi, các tổ chức có thể xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Sự tập trung vào khách hàng và việc xây dựng một tổ chức học tập là những yếu tố cốt lõi của văn hóa này.

>>>Xem thêm: Lợi ích bất ngờ từ những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên tại văn phòng

2.2.2 Văn hóa sứ mệnh

Một doanh nghiệp tập trung vào những mục tiêu chung, tầm nhìn mới và những chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao vị thế, từ đó góp phần thúc đẩy cho sự phát triển bền vững, đó là văn hoá sứ mệnh. Sự thấu hiểu và kết nối với sứ mệnh giúp thúc đẩy sự cam kết lâu dài của nhân viên, định hình hành động và chiến lược cho tổ chức.

Bên cạnh đó, văn hóa sứ mệnh giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và tầm nhìn của mình. Doanh nghiệp có một tầm nhìn chung về trạng thái, vị trí mong muốn đạt được trong tương lai. Định hướng chiến lược rõ ràng, truyền đạt các mục tiêu và chỉ rõ cách các thành viên có thể đóng góp để đạt được mục tiêu chung. Hệ thống mục tiêu giúp các thành viên trong tổ chức có định hướng rõ ràng trong công việc và kết nối với sứ mệnh chung.

2.2.3 Văn hóa nhất quán

Doanh nghiệp có một hệ thống các giá trị chung để tạo nên bản sắc riêng cũng như xác định những mong đợi đối với các cá nhân trong tổ chức. Vì thế, tính nhất quán là sợi dây gắn kết mọi thành viên trong tổ chức, tạo nên một môi trường làm việc hài hòa và hiệu quả. Nhờ sự đồng thuận cao và chia sẻ những giá trị cốt lõi cùng nhau, các cá nhân cùng hướng tới một mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp.

Sự nhất quán trong một tổ chức còn giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống nội bộ vững chắc. Giá trị cốt lõi tạo nên bản sắc riêng và xác định mong đợi đối với các cá nhân trong tổ chức. Sự đồng thuận cao giữa các thành viên giúp điều hòa những ý kiến trái chiều về các vấn đề quan trọng. Hợp tác và hội nhập giữa các phòng ban khác nhau giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường sự gắn kết.

2.2.4 Văn hóa tham chính

Đối với văn hoá tham chính, nhân viên được quyền làm chủ trong triển khai và quản lý công việc với tính sáng tạo cao. Điều này tạo ra cảm giác sở hữu và trách nhiệm đối với tổ chức.Việc hợp tác để đạt được mục đích chung được coi là một giá trị lớn. Tổ chức dựa vào nỗ lực nhóm để hoàn thành công việc, trong khi các thành viên đều nhận thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công việc chung. Bên cạnh đó, doanh nghiệp liên tục đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng của nhân viên để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng những nhu cầu của môi trường kinh doanh, cũng như mong muốn học hỏi và phát triển bản thân của nhân viên.

Ví dụ, Google nổi tiếng với văn hóa trao quyền. Chính sách 20% Time cho phép nhân viên tự do khám phá những ý tưởng mới. Sáng kiến “Googler to Googler” khuyến khích hợp tác và học hỏi. Nhờ đó, Google đã tạo ra một môi trường làm việc đầy tính sáng tạo, nơi mà mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển bản thân và đóng góp vào thành công chung.

>>> Xem thêm: 7 bước quan trọng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công

Mô hình Denison

Mô hình Denison

3. Mô hình văn hóa của Spencer Stuart

3.1 Giới thiệu và nguyên lý hoạt động

Mô hình văn hóa của Spencer Stuart bao gồm 8 loại phong cách văn hóa, trong đó mỗi phong cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

  • Quan tâm
  • Mục đích
  • Học hỏi
  • Tận hưởng
  • Kết quả
  • Quyền lực
  • An toàn
  • Trật tự

3.2 8 phong cách văn hóa doanh nghiệp độc đáo, bao gồm:

Các phong cách này được phát triển dựa trên hai trục chính: mức độ độc lập hoặc phụ thuộc vào nhau và mức độ linh hoạt hoặc ổn định.

3.2.1 Văn hóa Quan tâm

Văn hóa quan tâm tập trung vào các mối quan hệ và sự tin tưởng lẫn nhau. Tổ chức mang phong cách văn hóa này thường có môi trường làm việc thân thiện, hợp tác cao và nhân viên giúp đỡ lẫn nhau. Nhân viên được kết nối bởi sự trung thành và gắn kết. Lãnh đạo nhấn mạnh sự chân thành, đồng cảm và nâng cao mối quan hệ tích cực trong công việc.

Ưu – nhược điểm của văn hóa quan tâm:

Ưu điểm là cải thiện khả năng làm việc nhóm, độ gắn kết, giao tiếp và lòng tin giữa các nhân viên. Tuy nhiên, nhược điểm là sự đồng thuận quá mức có thể làm giảm khả năng khám phá các lựa chọn khác, giảm tính cạnh tranh và tốc độ ra quyết định.

3.2.2 Văn hóa Mục đích

Văn hóa mục đích được thể hiện qua sự lý tưởng hóa và lòng vị tha trong mỗi người. Môi trường làm việc giàu lòng vị tha và trách nhiệm, trong đó nhân viên cố gắng làm những điều tốt đẹp cho tương lai lâu dài của thế giới. Nhân viên được kết nối bởi sự tập trung vào tính bền vững và kết nối toàn cầu. Lãnh đạo nhấn mạnh các lý tưởng chung và đóng góp vào mục tiêu cao đẹp.

Ưu – nhược điểm của văn hóa mục đích:

Ưu điểm là cải thiện khả năng trân trọng sự đa dạng, bền vững và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, nhược điểm là sự tập trung quá mức vào mục tiêu dài hạn và lý tưởng có thể cản trở các mục tiêu thực tế ngắn hạn.

3.2.3 Văn hóa Học hỏi

Bên cạnh đó, văn hóa học hỏi mang đặc trưng của sự khám phá, mở rộng và sáng tạo. Tổ chức này khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng mới và khám phá các hướng đi khác nhau. Nhân viên được kết nối bởi sự tò mò và tinh thần học hỏi. Lãnh đạo đề cao tính sáng tạo, tri thức và sự phiêu lưu trong công việc.

Ưu – nhược điểm của văn hóa học hỏi:

Ưu điểm giúp cải thiện tinh thần nhân viên, độ gắn kết và sự sáng tạo. Bên cạnh đó, nhược điểm là sự tự chủ và gắn kết quá mức có thể dẫn tới thiếu kỷ luật và gây ra các vấn đề trong quy định và quản trị.

>>>Xem thêm: Triết lý “Work-Live-Learn” và sức mạnh văn hóa tại ACB

3.2.4 Văn hóa Tận hưởng

Văn hóa tận hưởng không chỉ đơn thuần là tạo ra một không gian vui vẻ mà còn là cách để khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên. Khi được làm việc trong một môi trường thoải mái, tích cực, hơn thế nữa nếu được lãnh đạo quan tâm, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc và sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc. Đó là lý do tại sao văn hóa tận hưởng luôn được các doanh nghiệp thành công áp dụng.

Ưu – nhược điểm của văn hóa tận hưởng:

Ưu điểm của văn hóa là tạo ra môi trường làm việc thoải mái và thúc đẩy sự sáng tạo. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể làm giảm tính nghiêm túc và hiệu quả công việc nếu không được kiểm soát tốt.

3.2.5 Văn hóa Kết quả

Văn hóa kết quả là sự kết hợp hài hòa giữa tính cạnh tranh và tinh thần đồng đội, bên cạnh đó các nhà quản lý còn thực thi vai trò đốc thúc và nhấn mạnh các mục tiêu cần được hoàn thành. Mọi người không chỉ được khuyến khích, động viên phấn đấu để đạt được thành tích cá nhân mà còn được tạo điều kiện để có cơ hội hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Bởi vì sự thành công của một tập thể là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân không ngừng nỗ lực và phát triển.

Ưu – nhược điểm của văn hóa kết quả:

Mục tiêu rõ ràng giúp nâng cao hiệu quả làm việc, tập trung vào kết quả thực tế và phát triển năng lực cá nhân là ưu điểm của văn hoá kết quả. Nhưng, nếu quá chú trọng vào kết quả mà bỏ qua các yếu tố mềm như giao tiếp và hợp tác, có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp.

3.2.6 Văn hóa Quyền lực

Văn hóa quyền lực là nơi quyền lực tập trung vào một hoặc một số ít cá nhân trong một tập thể. Bởi môi trường làm việc mang tính cạnh tranh cao sẽ khuyến khích sự quyết đoán và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, thách thức. Trong loại văn hoá này, lãnh đạo đóng vai trò trung tâm, thể hiện sự tự tin và quyết đoán, hơn hết người quản lý còn có nhiệm vụ thúc đẩy, kiểm soát các mục tiêu và kết quả đạt được.

Ưu – nhược điểm của văn hóa quyền lực:

Ưu điểm văn hóa quyền lực mang đến tốc độ và sự quyết đoán trong việc đưa ra quyết định. Mặt trái của nó là sự thiếu dân chủ, dễ dẫn đến những quyết định sai lầm và làm tổn hại, mất đoàn kết đến các mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức.

3.2.7 Văn hóa An toàn

Trong một môi trường làm việc, việc đề cao sự an toàn, điều này giúp nhân viên cảm thấy yên tâm và được bảo vệ. Họ có đủ thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định một cách cẩn trọng. Hơn hết, người quản lý cần đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một văn hóa làm việc an toàn, nơi mọi người đều có trách nhiệm với sự an toàn của bản thân và của đồng nghiệp.

Ưu – nhược điểm của văn hóa an toàn:

Văn hóa An toàn hoàn toàn có thể tạo ra một môi trường làm việc an toàn và đáng tin cậy, nơi tất cả mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và quan tâm. Mặt khác, sự tuân thủ chặt chẽ các quy định có thể làm giảm tính chủ động và tự chủ của nhân viên, dẫn đến sự thụ động trong công việc.

3.2.8 Văn hóa Trật tự

Trong văn hóa trật tự, sự tôn trọng, kỷ luật và sự hợp tác là những giá trị cốt lõi. Mọi hoạt động đều được thực hiện theo một quy trình rõ ràng, giúp cho công việc diễn ra một cách trật tự và hiệu quả. Nhân viên cảm thấy được bảo vệ và có cơ hội để phát triển bản thân trong một môi trường làm việc ổn định.

Ưu – nhược điểm của văn hóa trật tự:

Trong một môi trường làm việc đề cao sự trật tự, văn hóa trật tự tạo ra một nền tảng vững chắc cho tổ chức. Tuy nhiên, để tổ chức có thể phát triển bền vững, cần có sự cân bằng giữa sự ổn định và sự linh hoạt. Việc quá chú trọng vào quy định có thể làm giảm khả năng thích ứng của tổ chức trước những thay đổi của môi trường kinh doanh.

8 phong cách văn hoá của Spencer Stuart tiên phong cho sự thành công

8 phong cách văn hoá của Spencer Stuart tiên phong cho sự thành công

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ không chỉ là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. MGE là hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp, cung cấp giải pháp truyền thông nội bộ, đào tạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ. Với MGE, doanh nghiệp dễ dàng kết nối các thành viên, minh bạch thông tin và tạo môi trường làm việc gắn kết, năng động. MGE giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy học tập và chia sẻ kiến thức, là công cụ không thể thiếu trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: 8 cách nâng tầm văn hóa công ty trong năm 2024

Kết luận

Muốn doanh nghiệp vươn xa thì văn hóa tổ chức chính là kim chỉ nam cho bất kỳ doanh nghiệp. Việc xác định đặc trưng văn hóa của tổ chức là một bước quan trọng để hiểu rõ bản sắc doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những quyết định mang tính chiến lược. Các công cụ hỗ trợ như mô hình của Robert Quinn và Kim Cameron, mô hình của Denison và mô hình của Spencer Stuart cung cấp những phương pháp hiệu quả để đánh giá và định hình văn hóa doanh nghiệp. Liên hệ với MGE để được tư vấn lựa chọn mô hình phù hợp và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức trong tương lai nhé.

Về tác giả

Trung Thành

Liên hệ với chúng tôi