8 cách để cải thiện văn hóa công ty trong năm 2022

8 cách để cải thiện văn hóa công ty trong năm 2022

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại và phát triển lâu dài của một công ty. Một nền văn hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Trên thực tế, có rất nhiều cách để cải thiện văn hóa công ty giúp tạo ra tác động tích cực đến chiến lược kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ việc khuyến khích các nhân viên đổi mới và sáng tạo cho đến tạo ra các tiêu chí tuyển dụng độc đáo. Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về những phương pháp này, mời bạn cùng MGE tham khảo ý kiến từ một số chuyên gia và nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng sau đây.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển lâu dài của một công ty

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển lâu dài của một công ty

Con người là trung tâm của nền văn hóa

Văn hóa công ty chính là cách đơn giản nhất để giúp cho doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Và để có thể thay đổi văn hóa công ty theo hướng lành mạnh, tích cực hơn thì doanh nghiệp cần phải tuân theo một tôn chỉ quan trọng đó là con người là trung tâm của nền văn hóa đó.. 

Bởi văn hóa công ty không chỉ đơn giản là được thể hiện qua những chiếc bút có in tên thương hiệu, những phòng tập gym hay những bữa tiệc pizza tại văn phòng mà nó là cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên bằng sự tử tế, đồng cảm và tôn trọng. Thực hiện được ba điều đó, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng giành được lòng tin và sự trung thành của lực lượng lao động. COVID-19 đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, điều chỉnh lại các yếu tố của nền văn hóa nhằm giúp các nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo

Một văn hóa làm việc tích cực sẽ góp phần nâng cao thái độ làm việc và năng suất của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy được công ty hỗ trợ theo cách tích cực, điều đó sẽ giúp họ sẽ “giải phóng” sự sáng tạo và không ngừng đổi mới, từ đó góp phần mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho công ty.

Xác định các giá trị cốt lõi một cách rõ ràng

Giá trị cốt lõi của công ty là nền tảng quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Họ nên đóng vai trò là đầu mối liên hệ với nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của doanh nghiệp như trong quá trình tuyển dụng nhân sự, đánh giá hiệu suất hay xác định mục tiêu kinh doanh. Các giá trị và văn hóa doanh nghiệp cần phải được kết nối với nhau để tạo thành một kim chỉ nam nhằm định hướng cho chiến lược kinh doanh và giữ cho mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng hướng tới một mục tiêu chung. 

Ví dụ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên đặt những câu hỏi phù hợp với giá trị và văn hóa công ty ngay từ khâu phỏng vấn ứng viên. Những câu hỏi như: “Ai là người hiểu rõ nhất về công việc của bạn, họ sẽ mô tả về bạn như thế nào và đâu là lĩnh vực mà bạn giỏi nhất?” sẽ đóng vai trò là thước đo đánh giá tính trung thực, minh bạch và khiêm tốn của ứng viên. Đồng thời giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu ứng viên đó có phù hợp với văn hóa công ty hay không?

Văn hóa là một chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp nên xem văn hóa như là một chiến lược kinh doanh với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, thuộc tính thiết yếu và mục tiêu được nêu rõ ràng để giúp nhân viên hiểu rõ hơn về sự tồn tại và phát triển của văn hóa tại nơi làm việc.

Ưu tiên văn hóa công ty hơn chiến lược kinh doanh

Nếu có sự không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh, thì đa phần công ty sẽ chọn thay đổi chiến lược kinh doanh. Bởi đơn giản việc thay đổi cách tiếp cận kinh doanh thường sẽ đơn giản và dễ dàng hơn so với việc xác định lại những gì đã “ăn sâu” vào các giá trị văn hóa mà công ty tin tưởng. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc suy nghĩ lại chiến lược kinh doanh của mình. 

Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự bất hòa và mất đi tính toàn vẹn của nó. Ví dụ, một công ty hoặc tổ chức đề cao giá trị cộng đồng nhưng lại sử dụng mô hình kinh doanh vì lợi nhuận sẽ dễ dàng mất đi sự ủng hộ từ các bên liên quan, những người thực sự tin tưởng vào các giá trị và văn hóa tổ chức của họ.

Doanh nghiệp nên xem xét văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh liệu có phù hợp

Doanh nghiệp nên xem xét văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh liệu có phù hợp

Xây dựng một đội ngũ đa dạng

Xây dựng một đội ngũ nhân viên đa dạng ngay từ đầu là những gì doanh nghiệp cần để xây dựng và phát triển công ty một cách tốt nhất. Bởi với một đội ngũ nhân viên đa dạng (xu hướng tín ngưỡng, giới tính..), công ty đã phát triển được lượng khách hàng và người dùng của mình tốt hơn, đồng thời đưa ra nhiều quyết định sáng suốt hơn về cách thức tạo ra sản phẩm, tiếp cận thị trường và tăng trưởng tổng thể.

Tích cực phản hồi và trao quyền cho nhân viên

Khi một doanh nghiệp hướng tới sự minh bạch với nhân viên và các bên liên quan, họ sẽ dễ dàng đạt được thành công. Nhân viên sẽ trở nên tin tưởng và trung thành hơn với công ty, từ đó dẫn đến một môi trường làm việc gắn bó trong đó các mục tiêu của nhân viên phù hợp với văn hóa tổ chức của họ. Tính minh bạch trong kinh doanh cũng giúp làm gia tăng tỷ lệ nhân viên phản hồi và lãnh đạo trao quyền cho nhân viên trong việc ra quyết định. Điều này cũng giúp tạo ra tác động tích cực đến việc giữ chân nhân viên.

Tạo ra các nguyên tắc tuyển dụng độc đáo

Doanh nghiệp cần xây dựng nguyên tắc tuyển dụng độc đáo để thu hút các ứng viên tiềm năng và phù hợp với văn hóa công ty

Doanh nghiệp cần xây dựng nguyên tắc tuyển dụng độc đáo để thu hút các ứng viên tiềm năng và phù hợp với văn hóa công ty

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là động lực giúp thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng cần được thể hiện thông qua các tiêu chí tuyển dụng và môi trường làm việc của công ty. Doanh nghiệp nên lập chiến lược đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng trong hàng ngũ nhân viên nhằm cạnh tranh với những người giỏi nhất trên thị trường. Đồng thời cũng trang bị cho mỗi nhân viên những kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Mục đích là để thúc đẩy lòng trung thành vì doanh nghiệp nào cũng đều hy vọng trở thành những người dẫn đầu trong ngành.

Hy vọng những chia sẻ trên đã phần nào giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát về cách để doanh nghiệp cải thiện văn hóa doanh nghiệp. Đừng quên truy cập vào website: https://mge.vn/ để theo dõi những bài viết hấp dẫn khác nhé

>>> 5 nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần nhớ để đạt hiệu quả cao

>>> Những sai lầm và khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi