Trong thời đại tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ, việc học tập liên tục và tích lũy kiến thức đã trở thành yếu tố bắt buộc để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện đại. Trong đó, đối với phần lớn nhân viên, cơ hội phát triển đã trở thành yếu tố quan trọng thứ hai trong việc đánh giá mức độ hạnh phúc tại nơi làm việc. Vậy làm thế nào để ứng dụng văn hóa học tập vào trong doanh nghiệp? Và làm cách nào để biến việc học trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày? Hãy cùng MGE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thực trạng của việc ứng dụng văn hóa học tập vào trong công việc
Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc học tập trong công việc là tính cấp thiết của công việc luôn lấn át sự quan trọng của việc học. Theo nghiên cứu của Harvard Business Review và LinkedIn, nhân viên văn phòng đang lãng phí một phần ba thời gian trong ngày của họ vào những email ít hoặc không liên quan đến công việc. Ngoài việc đào tạo tuân thủ bắt buộc, các cổng thông tin học tập truyền thống của nhiều doanh nghiệp hiếm khi được sử dụng và thường khó sử dụng.
Khối lượng công việc nhiều là rảo cản để nhân viên có đủ thời gian học thêm điều mới
Nhân viên tri thức chỉ dành ra trung bình năm phút mỗi ngày để thực sự học tập vì họ bị cuốn vào dòng chảy công việc dày đặc. Trong đó, trải nghiệm của mỗi người trong công việc là khác nhau, nhưng có một số điểm chung giữa những người lao động tri thức. Có khoảng 780 triệu người ngồi trước máy tính trong 6.5 giờ mỗi ngày, trong đó họ dành 1.8 giờ cho email, 1.2 giờ tìm kiếm thông tin và 0.9 giờ giao tiếp nội bộ. Do đó, dựa trên tổng lượng thời gian ước tính vừa nêu, nội dung chia sẻ trực tuyến mang tính giáo dục hoặc cập nhật thông tin sẽ chiếm gần 40%.
Bên cạnh đó, hầu hết chúng ta hiện nay đều tìm kiếm dữ liệu, sự kiện và thông tin từ nhiều lĩnh vực khác nhau và chia sẻ chúng với người khác. Trên thực tế, 38% nội dung được chia sẻ trực tuyến là mang tính giáo dục hoặc thông tin. Từ dữ liệu phân tích trên, thách thức đặt ra cho bộ phận nhân sự rằng làm thế nào để sử dụng hiệu quả luồng công việc này nhằm thúc đẩy học tập? Câu trả lời cho phần này sẽ xuất phát từ việc xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp với hai phương pháp điển hình gồm: học từ dưới lên (tự học), và học từ trên xuống (doanh nghiệp hỗ trợ).
>>> Bí quyết tạo động lực làm việc cho người mới mà nhà quản trị nào cũng nên biết
Giải pháp khắc phục thứ nhất: Học từ dưới lên (tự học)
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc tự học đóng vai trò then chốt trong việc phát triển cá nhân và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tự học không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mới mà còn là quá trình thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, từ đó thúc đẩy tinh thần tự chủ và sáng tạo trong công việc.
Để tự học hiệu quả, nhân viên nên rèn luyện khả năng nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, khi trao đổi với chuyên gia thu mua hàng hóa, nhân viên có thể tìm hiểu về các chiến thuật đàm phán của họ, thay vì chỉ lắng nghe một chiều. Hoặc sau buổi thuyết trình, hãy chủ động xin phản hồi từ đồng nghiệp để đánh giá và cải thiện điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Trong đó, việc duy trì một danh sách học tập cũng rất quan trọng. Trong quá trình làm việc, nhân viên sẽ bắt gặp nhiều khái niệm, thuật ngữ mới. Thay vì để chúng trôi qua, hãy ghi chú lại và dành thời gian tìm hiểu sau. Ví dụ, khi đọc một tài liệu chuyên ngành và thấy một thuật ngữ lạ, nhân viên có thể ghi chú lại và tra cứu sau.
Rèn luyện khả năng tự học và ghi chú trong công việc là rất cần thiết
Bên cạnh đó, công nghệ cũng là một trợ thủ đắc lực cho việc tự học. Các công cụ như tính năng Khám phá trong Google Docs hay các nền tảng giao tiếp nội bộ như Microsoft Teams, Slack,… không chỉ giúp nhân viên làm việc hiệu quả mà còn cung cấp nhiều tài nguyên học tập phong phú.
Thêm một mẹo hữu ích khác để việc tự học không bị công việc cuốn trôi, nhân viên nên chủ động sắp xếp thời gian học tập và nghiêm túc quản lý việc tự học. Ví dụ, nhân viên có thể dành 30 phút mỗi buổi sáng để đọc sách chuyên ngành hoặc tham gia một khóa học trực tuyến ngắn.
Cuối cùng, việc chọn lọc và theo dõi các nguồn tin uy tín, phù hợp với lĩnh vực công việc cũng rất cần thiết. Các bản tin, trang báo hay diễn đàn chuyên ngành sẽ giúp nhân viên cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.
Chủ động cập nhật thêm các thông tin mới giúp tăng khả năng tự học của mỗi nhân viên
Như vậy, tự học là một hành trình liên tục và cần được tích hợp vào công việc hàng ngày. Bằng cách áp dụng các phương pháp trên, nhân viên có thể biến việc tự học trở thành một phần không thể thiếu trong công việc, từ đó nâng cao năng lực bản thân và đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp.
>>> Bí mật của những người thành công: Họ có điểm chung gì về tư duy?
Giải pháp khắc phục thứ hai: Học từ trên xuống (doanh nghiệp hỗ trợ)
Để việc học tập trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi và cung cấp các công cụ hỗ trợ cần thiết. Thay vì để nhân viên tự mày mò tìm kiếm thông tin trên các nguồn trôi nổi như Google hay Youtube, doanh nghiệp có thể xây dựng một “kho” kiến thức nội bộ đáng tin cậy và dễ sử dụng, chẳng hạn như một thư viện số với đầy đủ tài liệu hướng dẫn, video đào tạo, bài báo khoa học,… cập nhật thường xuyên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên khuyến khích văn hóa chia sẻ kiến thức, tạo điều kiện cho nhân viên trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn thông qua các buổi thuyết trình, hội thảo, hay thậm chí là những buổi “lunch and learn” (ăn trưa và học hỏi) thú vị vào giờ nghỉ trưa. Thêm vào đó, hiện nay, cũng có một số hệ thống thông tin nội bộ như hệ thống MGE trực tuyến tiện lợi, dễ sử dụng cho mọi nhân viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, các mẹo phát triển bản thân và giá trị văn hóa doanh nghiệp tích cực. Trong đó, MGE thúc đẩy việc trao đổi thông tin học tập hữu ích trong nội bộ qua các diễn đàn thảo luận, phần Q&A trên hệ thống, và các tính năng tổng hợp, tra cứu tài liệu học tập nhanh chóng.
Một cách hiệu quả khác là xây dựng không gian học tập trực tuyến, nơi mọi người có thể tham gia các diễn đàn thảo luận, khóa học trực tuyến, hội thảo trên web (webinar) và các bài kiểm tra đánh giá. Sự tham gia đóng góp của lãnh đạo và các chuyên gia trong công ty sẽ truyền cảm hứng và khẳng định giá trị của việc học hỏi không ngừng.
Doanh nghiệp cung cấp các nguồn học tập trực tuyến nhằm thúc đẩy văn hóa học tập
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng email – một công cụ quen thuộc trong công việc – để chủ động gửi đến nhân viên những thông tin hữu ích như các bài viết chuyên môn, mẹo làm việc hiệu quả, thông báo về các khóa học mới… Điều này giúp nhân viên cập nhật kiến thức mới một cách thường xuyên và thuận tiện ngay tại hộp thư của mình.
Cuối cùng, để khuyến khích văn hóa học tập, doanh nghiệp nên có các chương trình khen thưởng, công nhận những cá nhân có sự tiến bộ vượt trội. Các hoạt động như cuộc thi, dự án học tập nhóm hay thảo luận chuyên đề cũng sẽ tạo động lực và hứng thú cho nhân viên trong quá trình học tập và phát triển.
Các hoạt động thảo luận nhóm trong doanh nghiệp giúp nhân viên gia tăng sự hứng thú của việc học
Có thể thấy, sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp là chìa khóa quan trọng để việc học trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày. Bằng cách tạo ra môi trường học tập tích cực và cung cấp các nguồn lực cần thiết, doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng lực của nhân viên mà còn xây dựng một nền văn hóa học tập liên tục, góp phần vào sự phát triển bền vững của tổ chức.
>>> Quản lý công việc cá nhân hiệu quả với phương pháp Master list
Kết luận
Việc học tập liên tục không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn của tổ chức. Cả hai cần phối hợp để tạo ra một môi trường làm việc học hỏi liên tục, giúp nhân viên và doanh nghiệp cùng phát triển. Bằng cách tích hợp văn hóa học tập vào dòng chảy công việc hàng ngày, ứng dụng công nghệ, duy trì hệ thống kiến thức nội bộ và khuyến khích chia sẻ kiến thức, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực và sự phát triển của nhân viên, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất công việc.