Top 5 cách quản lý nhân sự hiệu quả cho nhân viên hiệu suất kém

Top 5 cách quản lý nhân sự hiệu quả cho nhân viên hiệu suất kém

Nhân viên làm việc không hiệu quả là điều đau đầu của mỗi công ty, doanh nghiệp khi hoạt động. Giải pháp ở đây là gì? Đó là cần tìm ra cách quản lý phù hợp để kiểm soát và nâng cao hiệu suất làm việc của họ. Nếu bạn đang tìm kiếm chúng, hãy xem qua bài viết này nhé!

Nhân viên hiệu suất kém ảnh hưởng gì đến công ty?

Như các bạn cũng biết, trong một môi trường làm việc sẽ có những cá nhân giỏi, xuất sắc và cũng có những cá nhân chưa tốt. Với những người làm việc kém hiệu quả không chỉ làm chậm trễ các công việc cá nhân mà có thể gây ảnh hưởng đến kết quả lao động của toàn công ty. Sự trì trễ, không hăng say dễ làm mất đi sức sống, nhiệt huyết của những người xung quanh. Bên cạnh đó, một giai đoạn chưa tốt sẽ kéo theo những giai đoạn công việc khác bị chậm lại, cuối cùng một chuỗi quy trình sẽ bị tắc nghẽn. 

Nhân viên hiệu suất kém dễ gây ảnh hưởng đến công ty

Nhân viên hiệu suất kém dễ gây ảnh hưởng đến công ty

Ngoài ra, nếu công ty không có cách quản lý thông minh sẽ dễ làm cả tập thể đi xuống. Vì thế, khi xảy ra tình trạng này, cá nhân đó lẫn những người phụ trách đều phải có trách nhiệm bắt tay vào “sửa chữa”. 

Nhân viên có hiệu suất kém không đơn thuần chỉ vì lý do người đó kém cỏi, mặt khác có thể do cách làm việc không phù hợp với tính cách hoặc công việc chưa thực sự tạo cho người đó sự động lực, hoặc là đang có khó khăn trong quá trình làm việc của họ. 

Việc xem xét, tiếp cận và gỡ bỏ khúc mắc trong mỗi nhân viên như vậy sẽ giúp họ tự tin hơn, kéo họ từ “lạc đường” trở về đúng con đường chung của toàn bộ công ty. Do đó, việc triển khai và thực hiện những cách quản lý nhân sự hiệu quả là điều mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp cần chú trọng. 

7 cách quản lý nhân sự bạn cần biết

1. Tìm nguyên nhân của sự không hiệu quả, hiệu suất kém

Tìm nguyên nhân chính là cách giải quyết đầu tiên mà công ty cần thực hiện. Việc một người làm việc kém hiệu quả phải xuất phát từ nguyên nhân nào đó, bởi lẽ ngay từ đầu họ đã được công ty phỏng vấn và xác định đủ năng lực để làm việc. Nguyên nhân làm việc kém hiệu quả có thể đến từ nhiều yếu tố: tình cảm, tính chất công việc, các mối quan hệ hoặc bất đồng trong khi làm việc. 

Giả sử khi công việc quá khó khăn hoặc cần kỹ thuật cao hơn thì người quản lý cần sát cánh, tìm ra phương pháp, cách thức truyền đạt kiến thức, chuyên môn cho họ. 

Điều cần làm lúc này là đối thoại và gặp mặt để trao đổi trực tiếp với nhau. Người quản lý cần lắng nghe những khúc mắc từ nhân viên để có thể thấu hiểu được “khó khăn” mà nhân viên đang gặp phải. Sự thấu hiểu, đồng cảm sẽ giúp cho bạn tìm ra cách giải quyết đúng đắn, hợp tình hợp lý hơn là sự ép buộc và kỷ luật ngay từ đầu. 

2. Luôn thể hiện sự tin tưởng vào nhân viên

Trong bất kỳ mối quan hệ nào dù là tình cảm, công việc,… thì sự tin tưởng luôn quan trọng. Ở đây, người lãnh đạo cần thể hiện sự tin tưởng vào nhân viên, cho dù họ có hiệu suất làm việc không tốt nhưng đừng vì thế mà thể hiện thái độ chán nản, nghi ngờ và chê bai. 

Sự tin tưởng chính là động lực cho mỗi nhân viên

Sự tin tưởng chính là động lực cho mỗi nhân viên

Sự tin tưởng chính là động lực để mỗi nhân viên cải thiện tình trạng làm việc của mình. Thay vì nhắm vào những điểm không tốt của họ, người quản lý cần khai thác những thế mạnh, điểm tích cực của họ trong công việc. Và khi nhận được sự tin tưởng, động viên từ người lãnh đạo, họ sẽ đặt tâm huyết của mình vào từng trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. 

3. Quản lý tiến độ công việc

Tình trạng hiệu suất kém diễn ra khi tiến độ công việc không thể đáp ứng với KPI đã đề ra. Tuy nhiên, việc này phải diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần mặc dù nhân viên ấy bị nhắc nhở, phê bình. Vì vậy, để đảm bảo tiến trình công việc và hiệu suất nhân viên được ổn định thì người quản lý cần có một công cụ, phương tiện để quản lý nhân viên của mình. Từ những số liệu, bảng thống kê cho thấy mức độ làm việc nhân viên đến đâu, có kịp hoàn thành deadline hoặc chất lượng sản phẩm có đạt yêu cầu. 

Quản lý tiến độ công việc giúp nhân viên làm việc đúng hiệu suất hơn

Quản lý tiến độ công việc giúp nhân viên làm việc đúng hiệu suất hơn

Một phần mềm quản lý công việc của nhân viên trong thời đại công nghệ 4.0 này là rất cần thiết. Hệ thống MGE của MangoAds là một trong số đó. Phần mềm quản lý công việc là phần mềm hỗ trợ quản lý thực hiện công việc thông qua việc lập danh sách công việc cần thực hiện và theo dõi mức độ hoàn thành công việc.

Với ưu điểm hệ thống lớn, dễ dàng sử dụng quản lý và thu hoạch, tiết kiệm chi phí, MGE là công cụ để các công ty, doanh nghiệp thực hiện tốt điều này. 

Bên cạnh việc quản lý tiến độ công việc bạn cần xác lập những mục tiêu cho nhân viên của mình. Những mục tiêu chính là đòn bẩy để nhân viên hăng hái trong công việc hơn. Hãy đặt ra những mốc thời gian xác định hoặc những thành quả đạt được cho họ khi giao một trọng trách, một công việc nào đó, và yêu cầu họ hoàn thành đúng hạn. 

Tạo cho họ cảm giác có trách nhiệm trong công việc với thái độ tích cực hơn là việc cưỡng cầu, đốc thúc họ làm cho xong. 

4. Có những phản hồi rõ ràng

Khi bạn nhận ra nhân viên của bạn có dấu hiệu giảm sút năng suất, chán nản khi làm việc thì hãy khoan khiển trách. Thay vào đó, hãy nói rõ cho họ biết tình trạng đang diễn ra ảnh hưởng gì đến dự án, đến công ty, chất lượng làm việc của họ ra sao. Hãy tiếp cận một cách nhẹ nhàng, thấu hiểu thông qua việc trao đổi qua lại cách để thay đổi, yêu cầu họ cần cải thiện hơn trước. 

Nếu một nhân viên liên tục thể hiện hiệu suất làm việc kém, người quản lý cần phải chính thức xử lý hành vi này. Lúc này, bạn cần nghiêm túc phê bình về hành động và thái độ làm việc của nhân viên khi đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Tùy theo mức độ mà bạn nên có hình thức xử lý phù hợp để cho mọi người biết rằng, việc này không chỉ là vấn đề một người mà là nhiều lần và bạn xem trọng vấn đề này. Từ đó, tạo nên sự tin tưởng, tín thác cách quản lý của công ty “công tư phân minh” và cố gắng phát huy khả năng của mình.  

5. Công nhận và khen thưởng cho sự tiến bộ

Sau khi bạn đã đưa yêu cầu đến cho nhân viên trong việc cải thiện chất lượng công việc thì đến bước khen thưởng. Bất kỳ ai khi đi làm đều mong muốn bản thân được công nhận và trân trọng những công sức của mình. Khen thưởng xem như một động lực to lớn để mỗi nhân viên luôn luôn cố gắng, nỗ lực, tiến bộ hằng ngày. Dù là sự cải thiện nhỏ nhưng vẫn rất cần được tuyên dương và ủng hộ. 

Khen thưởng giúp nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng

Khen thưởng giúp nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng

Thường xuyên đánh giá và phản hồi về hiệu suất làm việc của họ khiến họ có  trách nhiệm với công việc hơn. Một lời cảm ơn hay một cái vỗ vai “làm tốt lắm em” cũng khiến mọi việc tiến triển thêm bước dài và cả hai đều cảm thấy vui vẻ. 

6. Phân công công việc đúng người đúng người và phù hợp

Xem lại cách phân công công việc chính là bước tiếp theo mà bạn cần làm. Trong một team dễ xảy ra hiện tượng người này làm việc quá nhiều đầu việc, người kia lại quá thảnh thơi. Điều này dẫn đến một số hệ lụy, người bị quá sức bởi khối lượng công việc khổng lồ, người lại biếng nhác, không tập trung làm việc. Tất nhiên, tình trạng này kéo dài dễ làm cho nhân viên kia kiệt sức và hiệu suất giảm dần do không thể đảm đương được hết. Ngoài ra, dễ nảy sinh tâm lý chán nản, cảm thấy không công bằng,…

Đừng giao cho một người quá nhiều công việc

Đừng giao cho một người quá nhiều công việc

Bên cạnh lý do vì khối lượng công việc thì tính chất công việc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất. Hãy thử tưởng tượng xem, bạn có sở trường là công việc A nhưng lại giao cho bạn công việc B. Bạn có thể làm được nhưng sẽ mất thời gian tìm hiểu, học hỏi và năng suất chắc chắn không bằng khi làm không đúng chuyên môn của mình. 

Để nhân viên của bạn có thể làm đúng năng lực và năng suất luôn duy trì tốt thì cách đơn giản nhất đó là giao cho họ đúng việc, đúng chuyên môn. Khi làm đúng đam mê, khả năng của mình, chắc chắn họ sẽ biết cách cải thiện hiệu quả. 

Quản lý hiệu suất nhân viên luôn là vấn đề cấp thiết của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có những phương pháp đúng đắn nhiều nhà quản lý còn mơ hồ. Hy vọng thông qua một vài thông tin trên có thể giúp cho bạn thêm cách quản lý nhân sự hiệu quả hơn. 

Xem thêm: 5 lưu ý cần nhớ khi đào tạo quản lý nhân sự

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi