Tăng tốc sáng tạo: Mô hình 5P – Từ ý tưởng đến hiện thực

Tăng tốc sáng tạo: Mô hình 5P – Từ ý tưởng đến hiện thực

Trong bối cảnh doanh nghiệp hiện nay, sáng tạo không còn là điều xa vời mà đã trở thành yếu tố sống còn để duy trì và phát triển. Mô hình 5P với năm yếu tố: Con người (People), Quá trình (Process), Không gian (Place), Sản phẩm (Product), và Thuyết phục (Persuasion) là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tạo ra và hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo.

Tổng quan về mô hình 5P khơi dậy ý tưởng sáng tạo

Mô hình 5P là một mô hình được dùng trong các công việc cần sự sáng tạo. Trong đó, mô hình này gồm sự kết hợp giữa hai nhóm yếu tố là nhóm tiềm năng sáng tạo (con người, quá trình, không gian) và nhóm hóm hiệu quả sáng tạo (gồm sản phẩm và thuyết phục).

Cụ thể, mô hình 5P này theo định hướng sáng tạo không chỉ là việc nảy sinh ra những ý tưởng mới mà còn là quá trình hiện thực hóa những ý tưởng đó thành những sản phẩm, dịch vụ có giá trị. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Mel Rhodes, bên cạnh yếu tố cốt lõi Con người (People), yếu tố khác tạo nên sáng tạo là Quá trình (Process) và Không gian (Place).

Tuy nhiên, để một nhóm thực hiện ý tưởng sáng tạo, họ cần có kết quả của sự sáng tạo là Sản phẩm (Product), cộng thêm yếu tố Thuyết phục (Persuasion), nghĩa là khả năng thuyết phục các bên liên quan rằng ý tưởng đó đủ mới lạ và hữu ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ 5 chữ P vừa kể trên, ông Mel Rhodes đã tổng hợp lại thành mô hình 5P khơi dậy sự sáng tạo.

Mô hình 5P thúc đẩy sự sáng tạo

Mô hình 5P thúc đẩy sự sáng tạo

Nhóm yếu tố tiềm năng sáng tạo trong mô hình 5P

Để khơi dậy sự sáng tạo, cần tập trung vào những yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho các ý tưởng nảy sinh và phát triển, đây được gọi là nhóm yếu tố tiềm năng sáng tạo, chúng bao gồm Con người (People), Quá trình (Process) và Không gian (Place). Những yếu tố này đóng vai trò như nền móng vững chắc, tạo ra môi trường thuận lợi và thúc đẩy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp. Cụ thể, từng yếu tố đó như sau:

  • Con người (People): Con người là yếu tố cốt lõi trong bất kỳ hoạt động sáng tạo nào. Kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của từng cá nhân và đội nhóm sẽ quyết định khả năng phát triển và thực hiện ý tưởng. Đa dạng đội nhóm về giới tính, tuổi tác, và xuất thân sẽ mang lại những góc nhìn khác nhau, từ đó tăng cường tiềm năng sáng tạo. Phát triển tư duy phản biện và thiết kế cũng như nhận ra năng lực sáng tạo bẩm sinh là cách để khai thác tối đa khả năng của con người.

Con người là một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự sáng tạo

Con người là một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự sáng tạo

  • Quá trình (Process): Quá trình sáng tạo hiệu quả nhất là sự kết hợp giữa việc tạo ra ý tưởng mới và phân loại những ý tưởng kém. Quá trình này cần được lặp đi lặp lại với sự tự do thử nghiệm và thời gian linh hoạt. Để hỗ trợ cho quá trình này, cần có ngân sách và các bước yêu cầu đề xuất, đánh giá rõ ràng.
  • Không gian (Place): Không gian làm việc không chỉ bao gồm môi trường vật lý mà còn cả không gian ảo và văn hóa tổ chức. Một môi trường làm việc sáng tạo cần khuyến khích sự tự do trong suy nghĩ và thử nghiệm. Quản lý hiệu suất và các chỉ số của tổ chức cần được thiết kế sao cho có sự ghi nhận và khuyến khích sự sáng tạo.

Nhóm yếu tố hiệu quả sáng tạo trong mô hình 5P

Khi tiềm năng sáng tạo đã được khơi dậy, điều quan trọng tiếp theo là làm sao để những ý tưởng này được hiện thực hóa một cách hiệu quả và có giá trị. Nhóm yếu tố hiệu quả sáng tạo bao gồm Sản phẩm (Product) và Thuyết phục (Persuasion). Đây là những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình sáng tạo, biến những ý tưởng tiềm năng thành những sản phẩm cụ thể, có giá trị thực tiễn, và được công nhận rộng rãi. Việc đầu tư vào các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tạo ra các sản phẩm mới mẻ, mà còn đảm bảo chúng được chấp nhận và ủng hộ, từ đó tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, chi tiết nhóm yếu tố này gồm:

  • Sản phẩm (Product): Sản phẩm là đầu ra của quá trình sáng tạo, là hiện thân của những ý tưởng được phát triển từ con người, quá trình và không gian. Việc lặp đi lặp lại và thử nghiệm là cần thiết để tạo ra sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, sản phẩm cần phải linh hoạt và đáp ứng đúng tiến độ và thông số yêu cầu. Nếu lợi ích của sản phẩm ảnh hưởng đến chức năng hoặc tiến độ, quy trình quản trị cần được cập nhật để phù hợp với từng nhóm liên quan.

Sản phẩm chất lượng là yếu tố đánh giá hiệu quả sáng tạo

Sản phẩm chất lượng là yếu tố đánh giá hiệu quả sáng tạo

  • Thuyết phục (Persuasion): Thuyết phục là yếu tố đảm bảo bốn yếu tố vừa nêu hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp cần tích hợp yếu tố sáng tạo vào cơ chế quản trị để lãnh đạo có thể xem xét nó như một khoản đầu tư bên cạnh các chỉ số lợi nhuận và chi phí. Các chỉ số đánh giá giá trị sáng tạo và chi phí đầu tư cần được phát triển để nhận định tiềm năng của các dự án trước khi quyết định đầu tư.

>>> Xem thêm: Hybrid working: Xu hướng làm việc tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0

Apple ứng dụng mô hình 5P khơi gợi sự sáng tạo

Như đã phân tích ở trên, mô hình 5P bao gồm năm yếu tố chính: Con người (People), Quá trình (Process), Không gian (Place), Sản phẩm (Product), và Thuyết phục (Persuasion). Mỗi yếu tố này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự sáng tạo trong doanh nghiệp. Để minh họa rõ ràng và dễ hiểu, chúng ta sẽ xem xét cách công ty Apple đã thực hiện xuyên suốt các yếu tố trong mô hình 5P.

Ví dụ minh họa công ty Apple ứng dụng mô hình 5P thúc đẩy sự sáng tạo

Ví dụ minh họa công ty Apple ứng dụng mô hình 5P thúc đẩy sự sáng tạo

  • Con người (People): Apple luôn tìm kiếm và tuyển dụng những nhân tài xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới, điển hình như ông Jonathan Ive, người đã từng dẫn dắt đội ngũ thiết kế của Apple trong nhiều năm. Những người này không chỉ là các kỹ sư và nhà thiết kế giỏi, mà còn là những cá nhân có tư duy sáng tạo vượt trội, giúp Apple tạo ra các sản phẩm mang tính cách mạng.
  • Quá trình (Process): Quá trình phát triển sản phẩm của Apple bao gồm nhiều giai đoạn từ ý tưởng ban đầu đến sản xuất hàng loạt. Trong giai đoạn phát triển iPhone, Apple đã thực hiện hàng trăm nguyên mẫu trước khi ra mắt sản phẩm cuối cùng. Quá trình này bao gồm các bước thử nghiệm, phản hồi và cải tiến liên tục để đảm bảo sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất có thể.
  • Không gian (Place): Trụ sở chính của Apple, Apple Park, được thiết kế với không gian mở, nhiều khu vực xanh và các tiện ích hiện đại. Môi trường làm việc này không chỉ tạo ra sự thoải mái mà còn khuyến khích sự giao lưu, trao đổi ý tưởng giữa các nhân viên. Văn hóa làm việc tại Apple cũng đề cao sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng đột phá.
  • Sản phẩm (Product): iPhone, iPad, và MacBook là những sản phẩm tiêu biểu của Apple, thể hiện rõ ràng cam kết về chất lượng và sự sáng tạo. Việc liên tục cải tiến các sản phẩm này qua các phiên bản mới đã giúp Apple duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ.
  • Thuyết phục (Persuasion): Steve Jobs, cựu CEO của Apple, là một bậc thầy trong việc thuyết phục. Ông đã thuyết phục ban lãnh đạo và khách hàng tin vào giá trị của những sản phẩm mang tính cách mạng như iPhone, iPad và MacBook. Những buổi thuyết trình sản phẩm của Steve Jobs luôn mang đến sự phấn khích và tạo niềm tin vào giá trị các sản phẩm mới của Apple.

Như vậy, công ty Apple là một ví dụ điển hình về việc thực hiện xuyên suốt các yếu tố trong mô hình 5P. Bằng cách tập trung vào Con người (People), Quá trình (Process), Không gian (Place), Sản phẩm (Product), và Thuyết phục (Persuasion), Apple đã tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo, giúp công ty liên tục đổi mới và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ. Các chiến lược và phương pháp của Apple có thể là bài học quý giá cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.

>>> Cách áp dụng mô hình SMART vào nội bộ doanh nghiệp?

Kết luận

Mô hình 5P là một trong những phương pháp hữu ích cần được truyền thông nội bộ rộng rãi, có thể thông qua các hệ thống nội bộ thúc đẩy văn hóa chia sẻ kiến thức hữu ích như MGE, để toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp có thể hiểu và ứng dụng. Như vậy, mô hình 5P chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp khơi nguồn và hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo. Bằng cách áp dụng mô hình này một cách linh hoạt và toàn diện, doanh nghiệp có thể xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự đổi mới, từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường và mang lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.

>>> Khám phá mô hình quản trị nguồn nhân lực Harvard

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi