Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực của các công ty hàng đầu thế giới

Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực của các công ty hàng đầu thế giới

“Các doanh nghiệp thường quên đi văn hóa, và cuối cùng, họ phải trả giá cho điều đó vì dịch vụ tốt không thể được mang lại bởi những nhân viên không hạnh phúc” – Tony Hsieh, cựu CEO của Zappos chia sẻ. Văn hóa doanh nghiệp là 1 phần trong trong hành trình xây dựng và phát triển của một công ty. Văn hóa doanh nghiệp vững mạnh sẽ giúp công ty giữ chân và thu hút thêm nhiều nhân tài. Cùng tìm hiểu quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực của các công ty hàng đầu thế giới đang triển khai.

Lợi ích của văn hóa doanh nghiệp tích cực

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh của một công ty từ việc tuyển dụng đến cải thiện sự hài lòng của nhân viên, và từ đó mang đến sự hài lòng cho khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 94% nhà quản lý doanh nghiệp và 88% nhân viên tin rằng văn hóa doanh nghiệp tích cực và độc đáo là yếu tố tạo nên sự thành công của công ty. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có nền văn hóa chất lượng và tích cực, mức độ hài lòng và cống hiến của nhân viên cao hơn hẳn so với những công ty không chú tâm đến phát triển văn hóa trong doanh nghiệp. Một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh sẽ mang đến các lợi ích thiết thực cho công ty như:

Khả năng tuyển dụng nhân tài

Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút ứng viên tiềm năng về đầu quân. Bởi mọi người đều có xu hướng thích làm việc ở những công ty có danh tiếng tốt, có môi trường công sở được các nhân viên đánh giá cao. Một công ty có nền văn hóa tích cực sẽ thu hút những loại nhân tài sẵn sàng cống hiến hết khả năng và nhiệt huyết, gắn bó lâu dài, thay vì chỉ là một bước đệm trong hành trình sự nghiệp.

Sự trung thành của nhân viên

Văn hóa tích cực không chỉ hỗ trợ tối đa quá trình tuyển dụng mà còn giúp giữ chân những nhân viên có năng lực tốt. Một nền văn hóa tích cực nuôi dưỡng và củng cố ý thức về lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Nhân viên sẽ muốn ở lại với người sử dụng lao động hiện tại hơn khi cảm thấy mọi nỗ lực của mình được công nhận, được đối xử đúng mực với cống hiến và luôn tìm được niềm vui trong mỗi ngày đến nơi làm.

Mức độ hài lòng của nhân viên với công việc

Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp nhân viên hài lòng với công việc

Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp nhân viên hài lòng với công việc

Không có gì ngạc nhiên khi mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc ở các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt thường cao hơn những môi trường không chú trọng phát triển nó. Khi người sử dụng lao động đầu tư vào hạnh phúc của nhân viên sẽ đổi lại bằng sự tận tâm, cống hiến hết sức để hoàn thành các KPI của bản thân và doanh nghiệp. 

Sự phối hợp và gắn kết trong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ gắn kết các nhân viên của mọi bộ phận thành một khối thống nhất, cùng chung ý chí và mục tiêu là hoàn thành sứ mệnh mà công ty đề ra.  Ở những môi trường làm việc này, nhân viên được tạo điều kiện và khuyến khích tương tác, làm việc theo nhóm và giao tiếp cởi mở. Nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn của từng cá nhân trong tập thể, doanh nghiệp sẽ đạt được những kết quả tốt hơn so với doanh nghiệp không tạo được sự gắn kết giữa các nhân viên, phòng ban.

Thúc đẩy hiệu suất công việc

Nhân viên ở môi trường làm việc tích cực thường có hiệu suất làm việc cao hơn

Nhân viên ở môi trường làm việc tích cực thường có hiệu suất làm việc cao hơn

Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc, họ sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc với mong muốn sẽ nhận được những đãi ngộ tốt hơn. Nhờ đó, hiệu suất công việc sẽ được dần được cải thiện.

Tạo môi trường làm việc tích cực, giảm bớt áp lực

Xây dựng và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo hướng tích cực giúp tạo nên môi trường làm việc chất lượng, nơi nhân viên luôn vui vẻ và sẵn sàng cống hiến hết sức mình. Họ vẫn có thể làm việc với hiệu suất tối đa nhưng không có cảm giác căng thẳng hay áp lực. Ở những nơi xây dựng được văn hóa doanh nghiệp chất lượng, tỷ lệ nhân viên bị trầm cảm do công việc thường ít hơn hẳn.

>>> 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Những ví dụ về nền văn hóa doanh nghiệp chất lượng

Văn hóa họp trên tầng gác mái tại Twitter

Twitter là một trong những công ty sở hữu văn hóa doanh nghiệp tích cực với mức độ hài lòng bình quân khoảng 4.5 điểm ( số liệu lấy từ khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc do Satscuar Glassadoor thực hiện. Thang điểm chấm từ 1-5 thể hiện mức độ hài lòng ít hay nhiều).

Những cuộc họp của Twitter thường diễn ra ở không gian mở trên tầng thượng

Những cuộc họp của Twitter thường diễn ra ở không gian mở trên tầng thượng

Một trong những nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp ở Twitter là các cuộc họp thường diễn ra ở trên tầng gác mái. Cuộc họp ở không gian mở, thân thiện với thiên nhiên giúp nhân viên thoải mái hơn và nhân viên cũng trở nên cởi mở hơn, giúp hiệu quả công việc được nâng cao. Ngoài ra, Twitter khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học Yoga, thưởng cá kỳ nghỉ dài cho nhân viên xuất sắc, phục vụ bữa trưa miễn phí. Nhờ những đãi ngộ này, nhân viên luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và cởi mở, hòa đồng.

Văn hóa tại Google

Google khuyến khích nhân viên tham gia khóa đào tạo, dự án và thử nghiệm

Google khuyến khích nhân viên tham gia khóa đào tạo, dự án và thử nghiệm

Google là một trong những môi trường làm việc tốt nhất thế giới. Lý do khiến nhân viên Google luôn tận tâm cống hiến không chỉ bởi các đãi ngộ mà họ nhận được khi gia nhập (bữa ăn miễn phí, dịch vụ massage hay giặt ủi, kỳ nghỉ, phòng tập gym..), mà còn vì tại môi trường này, nhân viên có thể tiếp cận công việc theo phong cách phù hợp, thoải mái sáng tạo,  cho phép mang thú cưng đến nơi làm việc. Ngoài ra, Google luôn duy trì môi trường làm việc gần gũi, mọi giá trị được chia sẻ đồng đều trong toàn tổ chức. Nhờ đó nhân viên cởi mở, dễ dàng chia sẻ ý tưởng cũng như trao đổi công việc. Bên cạnh đó, Google khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo, dự án và thử nghiệm để phát huy hết tiềm năng của bản thân.

Văn hóa WOW của Zappos

Zappos là hệ thống bán giày trực tuyến được yêu thích với chính sách dịch vụ độc đáo: miễn phí giao hàng cùng với thời gian đổi trả hàng lên đến 1 năm. Trước khi được Amazon mua lại với giá 1,2 tỷ USD, Zappos liên tục được đánh giá là một trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất. Điều khiến khách hàng luôn hài lòng với chất lượng dịch vụ của Zappos khởi nguồn từ văn hóa doanh nghiệp độc đáo tại đây. Theo cựu CEO của Zappos, Tony Hsieh, động lực nội tại (công việc tạo cơ hội học hỏi và phát triển) chính là yếu tố giúp văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.

Văn hóa WOW tại Zappos

Văn hóa WOW tại Zappos

Điều này được Zappos triển khai trong chính sách tuyển dụng và đào tạo của mình. Mỗi nhân viên mới gia nhập Zappos dù ở vị trí nào cũng sẽ trải qua 5 tuần trả lời điện thoại chăm sóc khách hàng. Theo Tony Hsieh, đây là cách giúp nhân viên thấu hiểu điều khách hàng quan tâm và là khoảng thời gian giúp nhân viên quyết định xem liệu họ có phù hợp với văn hóa Zappos hay không. Nếu không phù hợp, họ vẫn nhận được 2000 USD để nhường vị trí cho người khác. 

Zappos thực hiện phương châm work-life integration, nhờ đó nhân viên có thể “sống” cùng thương hiệu dù họ ở nhà, trên văn phòng, hay lướt mạng xã hội. Bên cạnh đó Zappos còn xây dựng 10 giá trị cốt lõi của văn hóa WOW thúc đẩy nhân viên sẵn sàng học hỏi, sáng tạo, cởi mở thậm chí Zappos khuyến khích nhân viên mắc sai lầm để học hỏi từ những vấp ngã đó. Ngoài ra, để giữ gìn văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, Zappos còn xuất bản sách văn hóa bao gồm hình ảnh hoạt động của nhân viên và những chia sẻ của họ về công việc.

Văn hóa không cấp bậc tại SquareSpace

SquareSpace là công ty chuyên thiết kế web và cũng là một trong những môi trường làm việc lý tưởng. Ở SquareSpace, văn hóa không cấp bậc được đẩy mạnh. Các vị trí quản lý, trưởng nhóm được giảm bớt giúp nhân viên không cảm thấy khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo. Nhờ đó, nhân viên khuyến khích phát biểu ý kiến, có quyền trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cao nhất một cách dễ dàng trong các cuộc họp hàng tháng. Ngoài ra, nhân viên cũng được khuyến khích làm việc theo khung giờ phù hợp với bản thân và có thể tham gia các lớp học yoga, tập gym vào giữa giờ làm việc nếu họ cảm thấy bị áp lực, căng thẳng.

Ngoài ra, phúc lợi của SquareSpace cũng rất tốt, nhân viên hưởng 100% bảo hiểm y tế cao cấp do doanh nghiệp chi trả, có phòng thư giãn, bữa ăn miễn phí và nhiều kỳ nghỉ linh hoạt.

Đúc kết quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Xác định mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp

Mỗi nền văn hóa được gây dựng thường phải hướng đến mục tiêu rõ ràng. Vì thế, trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp nên liệt kê các mục tiêu mà doanh nghiệp và mọi cá nhân trong công ty cần hướng tới. Xác định mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp các nhân viên gắn kết lại với nhau và cung cấp cho mọi người một điều gì đó cụ thể và có giá trị để hướng tới – ngoài vấn đề tiền lương.

Nhân viên là trung tâm của văn hóa doanh nghiệp

Mọi sự phát triển của doanh nghiệp đều cần đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Và doanh nghiệp muốn xây dựng nền văn hóa tích cực thì cần phải lấy nhân viên làm trung tâm của sự phát triển. Doanh nghiệp sẽ không thể tạo nên một nền văn hóa tích cực nếu không có những nhân viên tích cực. Khi lấy nhân viên làm trung tâm, doanh nghiệp cần quan tâm đến cảm xúc, tinh thần, thể chất, động lực để họ cống hiến và gắn bó với công ty. Đặc biệt, sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân chính là một trong những nền tảng giúp hình thành và duy trì “sức khỏe” của văn hóa doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo nên đảm bảo rằng nhân viên có các nguồn lực, công cụ và cơ hội chăm sóc sức khỏe cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh nhất – bên trong và bên ngoài văn phòng.

Tạo môi trường công bằng cho sự phát triển của nhân viên

Hệ thống đào tạo và đánh giá năng lực giúp nhân viên phát triển kỹ năng cần thiết

Hệ thống đào tạo và đánh giá năng lực giúp nhân viên phát triển kỹ năng cần thiết

Một môi trường văn hóa tích cực sẽ khuyến khích nhân viên học học và tạo điều kiện cho họ bổ sung các kiến thức cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chính là cách dễ nhất giúp nhân viên tìm thấy được những thông tin hữu ích liên quan đến ngành nghề. Hệ thống MGE với giao diện thân thiện, khả năng tùy chỉnh dễ dàng giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng hàng loạt khóa học chuyên môn cho từng bộ phận. Đồng thời, doanh nghiệp có thể kiểm soát tiến độ học tập cũng như đánh giá các nhân viên có năng lực tốt để thử thách ở những vai trò mới.

Xây dựng hệ thống khen thưởng phù hợp

Tuyên dương và công nhận giúp tạo động lực cho nhân viên cống hiến

Tuyên dương và công nhận giúp tạo động lực cho nhân viên cống hiến

Để tạo động lực cho sự cống hiến của nhân viên, khen thưởng là phương pháp hữu hiệu nhất. Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá xem hệ thống khen thưởng được xây dựng có phù hợp với mô hình văn hoá doanh nghiệp ở từng giai đoạn phát triển cụ thể. Các phần thưởng, lời động viên có tác dụng giúp nhân viên cảm thấy mình được công nhận, thúc đẩy họ phát triển hoặc tấm gương cho nhân viên khác noi theo.

>>> Đi tìm giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0

Chế độ đãi ngộ và phúc lợi tương xứng

Tùy theo quy mô phát triển, doanh nghiệp có thể xây dựng chế độ đãi ngộ và phúc lợi tương xứng. Đây được xem là yếu tố quan trọng thu hút nhân tài trong quá trình tuyển dụng và giữ chân các nhân viên có năng lực gắn bó và cống hiến với công ty. Tại Việt Nam, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tối thiểu cần tuân thủ theo luật lao động như 12 ngày nghỉ/năm, được tham gia bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, thưởng tết dương lịch, tháng lương 13…. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc thêm những chế độ phụ cấp khác nếu điều kiện ngân sách cho phép như kỳ nghỉ, du lịch…

Đánh giá và điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp thường xuyên

Văn hóa doanh nghiệp có thể phù hợp trong giai đoạn này nhưng cần điều chỉnh trong giai đoạn phát triển khác của công ty. Vì thế doanh nghiệp cần liên tục đánh giá, xem xét điều chỉnh những yếu tố trong văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh phát triển. Vì việc xây dựng văn hóa cần lấy nhân viên làm trung tâm nên cách dễ nhất để tìm điểm cần điều chỉnh trong nền văn hóa đó là thực hiện khảo sát. Hãy trao cho nhân viên cơ hội phản hồi liệu các giá trị công ty đang hướng tới có còn phù hợp hay không. 

Xây dựng và duy trì 1 nền văn hóa tích cực, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhân viên đang là điều mà nhiều doanh nghiệp startup, SME hướng tới. Hi vọng với những kinh nghiệm đúc rút các công ty lớn trên thế giới, bạn sẽ tìm cho mình quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chất lượng, tạo được nét riêng cho thương hiệu. Để tìm hiểu thêm về cách duy trì văn hóa doanh nghiệp thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến, liên hệ với MGE ngay nhé.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi