Trong bối cảnh công việc hiện đại, khái niệm “Quiet Quitting” (nghỉ việc thầm lặng) mới trong đang thu hút sự chú ý khi nhiều nhân viên chọn cách duy trì mức độ công việc tối thiểu thay vì cống hiến hết mình, và đây đang là điểm nhức đầu trong cách quản lý nhân viên của nhiều công ty. Tuy nhiên, một khái niệm mới nổi lên là “Quiet Thriving” (phát triển thầm lặng), mang đến giải pháp tích cực hơn và giúp doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên. Cùng MGE khám phá nhé.
1. Hiểu rõ “Quiet Thriving”
“Quiet Thriving” là việc nhân viên không chỉ hoàn thành công việc mà còn tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp một cách âm thầm, không ồn ào. Những nhân viên thực hành “Quiet Thriving” thường tự tìm kiếm các dự án thú vị, học hỏi kỹ năng mới, và cải thiện bản thân mà không cần sự công nhận hay giám sát chặt chẽ từ quản lý. Đây chính là những nhân tố sáng giá cho công ty và cũng thể hiện được cách quản lý nhân viên đúng đắn của doanh nghiệp.
Khám phá Quiet Thriving là gì?
>>> Xem thêm: Quy tắc 2 phút giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả
2. Những lợi ích không ngờ của “Quiet Thriving”
Tăng cường sáng tạo: Khi nhân viên có sự tự chủ trong công việc, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn để thử nghiệm và đưa ra những ý tưởng mới. Sự sáng tạo không bị gò bó bởi những quy định cứng nhắc giúp tạo ra môi trường làm việc đa dạng, giàu ý tưởng và đổi mới liên tục.
Ví dụ, một nhân viên trong bộ phận phát triển sản phẩm có thể tự mình đề xuất và thử nghiệm những cải tiến cho sản phẩm hiện có mà không cần phải chờ sự phê duyệt từ cấp trên. Từ đó, không chỉ giúp cải thiện sản phẩm mà còn thúc đẩy nhân viên cảm thấy hứng thú hơn với công việc của mình, tối ưu được cách quản lý nhân viên của doanh nghiệp.
Phát triển kỹ năng cá nhân: Hỗ trợ nhân viên tự học hỏi và phát triển kỹ năng, họ không chỉ nâng cao năng lực cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Từ cách quản lý nhân viên này mà việc tự học hỏi của nhân sự thường xuyên hơn và đa dạng hơn so với các chương trình đào tạo chính thức. Chẳng hạn, một nhân viên trong bộ phận IT có thể tự học thêm về các công nghệ mới, giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công việc và tăng cường hiệu quả hoạt động.
Những lợi ích không ngờ của Quiet Thriving
Xây dựng mối quan hệ: Nhân viên chủ động tìm kiếm cơ hội kết nối và học hỏi từ đồng nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ bền chặt hơn trong công việc. Những mối quan hệ này không chỉ giúp cải thiện sự hợp tác mà còn tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ và đoàn kết. Điển hình có thể thấy, một nhân viên trong bộ phận kinh doanh có thể chủ động hợp tác với bộ phận marketing để triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm, từ đó tạo ra sự đồng thuận và hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận.
3. Áp dụng “Quiet Thriving” trong cách quản lý nhân viên của doanh nghiệp
3.1 Phát hiện và khuyến khích “Quiet Thrivers”
Nhận diện và thúc đẩy: Sử dụng các công cụ như khảo sát, phỏng vấn định kỳ và đánh giá hiệu suất để nhận diện những nhân viên đang thực hành “Quiet Thriving”. Khi đã nhận diện, doanh nghiệp có thể khuyến khích họ bằng cách tạo ra các dự án đặc biệt hoặc cơ hội thăng tiến phù hợp.
Theo dõi sự phát triển: Áp dụng các phương pháp theo dõi và đánh giá tiến trình của “Quiet Thrivers” như lập kế hoạch phát triển cá nhân và các buổi họp định kỳ để đảm bảo họ luôn nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Áp dụng Quiet Thriving trong cách quản lý nhân viên của doanh nghiệp
>>> Xem thêm: MIT – Phương pháp quản lý thời gian mà nhân viên nào cũng nên biết
3.2 Tạo điều kiện cho sự phát triển thông qua cách quản lý nhân viên
Môi trường làm việc linh hoạt: Cung cấp giờ làm việc linh hoạt và cho phép làm việc từ xa để nhân viên cảm thấy thoải mái và sáng tạo. Điều này giúp họ dễ dàng cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
Cơ hội học hỏi và phát triển: Đầu tư vào các khóa đào tạo chuyên sâu và cung cấp tài liệu học tập để nhân viên nâng cao kỹ năng. Doanh nghiệp có thể hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín để mang lại những khóa học chất lượng cao cho nhân viên.
Tự chủ trong công việc: Trao quyền và trách nhiệm cho nhân viên để họ tự quản lý công việc của mình. Điều này giúp họ cảm thấy được tin tưởng và động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
3.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ
Giao tiếp hiệu quả: Khuyến khích giao tiếp mở và xây dựng văn hóa phản hồi tích cực để nhân viên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Tổ chức các buổi họp mở, nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến và đề xuất cải tiến.
Chính sách công nhận và khen thưởng: Thiết lập các chương trình công nhận để đánh giá cao nỗ lực của nhân viên. Các chương trình như “Nhân viên của tháng”, “Giải thưởng sáng tạo” có thể tạo động lực lớn cho nhân viên.
Hỗ trợ tâm lý và phát triển cá nhân: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và cơ hội phát triển cá nhân để nhân viên cảm thấy an tâm và phát triển bền vững. Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý hoặc tổ chức các workshop về phát triển cá nhân để hỗ trợ nhân viên tốt hơn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ
Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn chưa tìm được lựa chọn nào phù hợp cho giải pháp của công ty bạn, hãy liên hệ với chúng tôi tại MGE. MGE cung cấp các dịch vụ về hỗ trợ truyền thông nội bộ, lưu trữ và tra cứu các thông tin, tài liệu trong công ty và còn nhiều các tính năng đặc biệt khác. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thông tin chi tiết.
>>> Xem thêm: Chăm chỉ trong công việc liệu đã đủ để trở thành nhân viên giỏi?
4. Kết luận
Việc áp dụng “Quiet Thriving” không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực thông qua cách quản lý nhân viên. Doanh nghiệp sẽ là nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, hỗ trợ và có cơ hội phát triển toàn diện khi thực hiện đúng phương pháp này. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân nhân viên mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được thành công dài hạn.