Những khó khăn khi đào tạo nhân viên bắt nguồn từ đâu?

Những khó khăn khi đào tạo nhân viên bắt nguồn từ đâu?

Khó khăn khi đào tạo nội bộ luôn là vấn đề khiến nhà quản lý doanh nghiệp cảm thấy đau đầu hiện nay. Những khó khăn khi đào tạo nhân viên bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để doanh nghiệp việt vượt qua các rào cản để nâng cao trình độ chuyên môn, cùng MGE tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân của những khó khăn khi đào tạo nhân viên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp còn hạn chế và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Những nguyên nhân này chủ yếu xoay quanh 2 yếu tố từ phía doanh nghiệp và những người tham gia đào tạo.

Từ phía doanh nghiệp

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thường bị chi phối bởi các yếu tố sau:

Quan niệm của nhà quản lý: Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc đào tạo là do các trường đại học, cao đẳng… thực hiện, và họ chỉ tuyển dụng các nhân viên đã có kiến thức chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp trở nên bỡ ngỡ khi đối mặt với sự thay đổi của lĩnh vực ngành nghề. Bởi việc đào tạo trong quá trình làm việc không chỉ giúp nhân viên cập nhật thêm những kiến thức mới mà còn bổ sung các kỹ năng cần thiết họ thích nghi với công việc nhanh hơn, nâng cao hiệu suất làm việc. Vì thế, để cải thiện chất lượng nhân viên, tăng hiệu quả công việc, doanh nghiệp cần chú trọng đến xây dựng và duy trì công tác đào tạo nội bộ.

Những khó khăn khi đào tạo nhân viên có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp hoặc chính đội ngũ tham gia đào tạo

Những khó khăn khi đào tạo nhân viên có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp hoặc chính đội ngũ tham gia đào tạo

Quy trình đào tạo còn nhiều bất cập: Ở những doanh nghiệp đã có thực hiện đào tạo nội bộ nhưng quy trình training vẫn chưa được tối ưu. Chẳng hạn như, chưa có người phụ trách lĩnh vực đào tạo phát triển hoặc người thực hiện đào tạo chưa đủ năng lực chuyên môn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chất lượng nội dung đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu học hỏi của nhân viên. Ngoài ra, việc lên lịch đào tạo và phương pháp thực hiện chưa phù hợp dẫn đến tiêu tốn ngân sách mà không mang đến hiệu quả như mong đợi.

Từ phía nhân viên

Trình độ không đồng đều: Một trong những khó khăn khi đào tạo nhân viên chính là trình độ của các cá nhân trong doanh nghiệp không đồng đều. Có nhân viên giỏi chuyên môn nhưng lại thiếu các kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc, có người giỏi giao tiếp nhưng năng lực chưa đủ để đảm nhận các vị trí cao hơn. Điều này khiến doanh nghiệp cần phải xem xét đánh giá khoảng trống kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân sự trước khi xây dựng chương trình đào tạo cụ thể.

Nhân viên quá bận để tham gia các khóa đào tạo nội bộ: Mỗi nhân viên đều mong có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trung bình 1 nhân viên dành 1/3 – 1/2 thời gian cho công việc, nên nhiều trong số đó không muốn tiêu tốn thêm thời gian thêm nữa. Đặc biệt với các doanh nghiệp đang thực hiện việc đào tạo trực tiếp, nhân viên sẽ cần phải giành thêm thời gian ngoài giờ để thực hiện việc training nâng cao kiến thức. 

Thái độ khi tham gia đào tạo: Không phải mọi nhân viên đều hứng thú với việc tham gia training. Điều này có thể xuất phát từ việc kiến thức được giảng dạy quá cũ hoặc quá sức so với khả năng tiếp thu của họ. Ngoài ra, nếu kiến thức được đào tạo chỉ mang nặng tính lý thuyết, không có khả năng áp dụng vào thực tế thì việc tham gia cho có của 1 bộ phận nhân viên sẽ không được cải thiện. 

>>> Vì sao nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp?

>>> Đào tạo nội bộ không gián đoạn với app LMS cho doanh nghiệp

Giải pháp giúp triển khai đào tạo nhân viên hiệu quả

Từ những rào cản trong quá trình đào tạo nhân viên, MGE chia sẻ những giải pháp giúp doanh nghiệp từng bước triển khai training hiệu quả hơn.

Áp dụng phương pháp đào tạo trực tuyến

Hệ thống đào tạo trực tuyến giúp doanh nghiệp triển khai đào tạo 1 cách linh hoạt hơn

Hệ thống đào tạo trực tuyến giúp doanh nghiệp triển khai đào tạo 1 cách linh hoạt hơn

Các phương pháp đào tạo trực tiếp thường cần chi phí nhiều, cần nhiều thời gian để thực hiện, nhất là với doanh nghiệp đông nhân viên, nhiều chi nhánh, trình độ không đồng đều. Với hệ thống đào tạo trực tuyến MGE, doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều khóa học phù hợp với năng lực của từng cá nhân trong phòng ban. Ngoài ra, các nhân viên có thể chủ động thời gian học tập cũng như tiến độ học phù hợp cho bản thân. Doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả đào tạo cũng như nhân viên không bỏ lỡ các bài học quan trọng nhờ thông báo nhắc nhở.

>>> 6 lợi ích khi triển khai học trực tuyến trên LMS cho doanh nghiệp

Chia nhỏ nội dung bài giảng

Sử dụng nội dung trực quan sẽ giúp nhân viên hiểu bài giảng nhanh hơn

Sử dụng nội dung trực quan sẽ giúp nhân viên hiểu bài giảng nhanh hơn

Để thu hút sự tham gia của các nhân viên với việc đào tạo, bộ phận đào tạo cần chia nhỏ nội dung bài giảng, sử dụng các hình thức trực quan thay vì dùng tài liệu chữ. Bên cạnh đó, trong các bài training, doanh nghiệp nên áp dụng quy tắc 70-20-10 nghĩa là lý thuyết chỉ chiếm 10% nội dung, trong khi đó áp dụng vào thực tiễn công việc là 70% và 20% còn lại để phản hồi nội dung giảng dạy. Với quy tắc này, nhân viên sẽ nhận thấy được giá trị của các bài training mang lại cho công việc và sự phát triển sự nghiệp của mình.

Thực hiện đánh giá, đo lường thường xuyên

Doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện đánh giá, đo lường hiệu quả đào tạo, điều này sẽ chỉ ra những điểm bất cập cần khắc phục. Việc đánh giá có thể dựa trên tỷ lệ hoàn thành khóa học, tỷ lệ đạt trong các bài kiểm tra đánh giá năng lực. Từ đây, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa hoặc bổ sung các nội dung mà nhân viên còn đang bị trống kiến thức.

>>> ROI là gì? Làm thế nào để đo lường ROI đào tạo?

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, doanh nghiệp sẽ có biện pháp vượt qua các rào cản trong quá trình đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, MGE là hệ thống đào tạo trực tuyến được triển khai trên nền tảng Moodle và Canvas LMS. Nếu các doanh nghiệp đang có nhu cầu về đào tạo nội bộ trực tuyến thì hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ cụ thể.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi