Bạn có đang gặp phải “new job stress”? Nhận diện và cách vượt qua áp lực công việc mới hiệu quả nhất!

Bạn có đang gặp phải “new job stress”? Nhận diện và cách vượt qua áp lực công việc mới hiệu quả nhất!

Bạn đang tìm cách vượt qua áp lực công việc mới? Bạn bắt đầu một công việc mới luôn đi kèm với những kỳ vọng lớn, nhưng cùng với đó cũng là sự lo lắng, căng thẳng khó tránh khỏi? Bạn không biết ngày đầu tiên sẽ ra sao, liệu công việc có phù hợp và đồng nghiệp có thân thiện không? Nhiều người phải đối mặt với cảm giác lo âu căng thẳng khi bước vào môi trường mới, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và sức khỏe tinh thần.

Vậy, căng thẳng khi nhận việc mới (new job stress) là gì? Tại sao cảm giác này lại phổ biến và bạn có thể làm gì để vượt qua nó? Hãy cùng MGE tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này và những cách thức giúp bạn vượt qua nó một cách hiệu quả.

1. Bạn có đang gặp phải new job stress?

Khi bắt đầu một công việc mới, cảm giác lo lắng và căng thẳng là điều hoàn toàn tự nhiên. Đây là cách cơ thể phản ứng trước những thay đổi lớn trong cuộc sốngđặc biệt là những thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp. Có nhiều dấu hiệu nhận biết new job stress và nếu bạn không kiểm soát sớm, bạn không biết cách vượt qua áp lực công việc, căng thẳng này có thể kéo dài và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

New job stress không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến:

  • Lo lắng quá mức: Bạn có thể liên tục lo nghĩ về những điều tiêu cực có thể xảy ra trong công việc mới, từ việc sợ mình không hoàn thành nhiệm vụ đến lo lắng về việc không hòa nhập được với đồng nghiệp.
  • Khó tập trung: Căng thẳng thường khiến bạn mất tập trung. Bạn có thể dễ dàng quên những việc nhỏ nhặt, không nhớ được nhiệm vụ chính, thậm chí cảm thấy bối rối khi phải xử lý những công việc đơn giản.
  • Mất ngủ: Lo lắng và căng thẳng có thể làm bạn khó ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và thể lực. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, bạn sẽ không có đủ năng lượng để tập trung vào công việc ngày hôm sau.
  • Đau đầu và căng cơ: Căng thẳng kéo dài có thể gây ra các vấn đề về thể chất như đau đầu, căng cơ, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực làm việc.

Khi nào cần lo lắng về tình trạng này?

Việc căng thẳng khi nhận việc mới là bình thường nếu nó chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và dần biến mất khi bạn đã quen với công việc. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài quá lâu – nhiều tuần hoặc nhiều tháng liên tục, không thuyên giảm, bạn vẫn chưa tìm được cách vượt qua áp lực công việc bạn cần xem xét lại tình trạng này.

Nếu bạn không biết cách vượt qua áp lực công việc mới này hiệu suất làm việc của bạn sẽ giảm sút nghiêm trọng

Nếu bạn không biết cách vượt qua áp lực công việc mới này hiệu suất làm việc của bạn sẽ giảm sút nghiêm trọng

>>> Xem thêm: Vì sao chi phí đào tạo lại là một vấn đề gây nhức nhối ở mỗi doanh nghiệp ?

2. Những yếu tố khiến công việc mới trở thành thử thách tâm lý

Việc đối diện với căng thẳng khi bắt đầu một công việc mới là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi bạn phải làm quen với quá nhiều yếu tố mới lạ trong một thời gian ngắn. Dưới đây là những yếu tố chính khiến cho công việc mới trở thành một thử thách tâm lý lớn với nhiều người.

2.1 Sự không chắc chắn và yếu tố bất ngờ

Khi bạn bước vào môi trường làm việc mới, bạn sẽ gặp phải rất nhiều điều không thể đoán trước. Đó có thể là những quy định nội bộ, văn hóa doanh nghiệp, phong cách làm việc của sếp và đồng nghiệp, hay thậm chí là những kỳ vọng chưa rõ ràng về công việc. Những yếu tố này có thể tạo ra sự hoang mang, lo lắng, do chưa biết cách vượt qua áp lực công việc nến nó sẽ luôn khiến não bộ luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ.

Cụ thể, sự không chắc chắn bao gồm:

  • Quy định ngầm trong công ty: Mỗi công ty đều có những “luật ngầm” mà bạn chỉ có thể học hỏi qua thời gian. Điều này có thể khiến bạn lo lắng về việc không biết làm gì để tránh sai sót.
  • Phong cách quản lý của sếp: Bạn chưa thể hiểu rõ sếp sẽ quản lý như thế nào, có nghiêm khắc hay linh hoạt không. Bạn có thể cảm thấy áp lực khi chưa nắm bắt được cách làm việc phù hợp với họ.
  • Kỳ vọng về hiệu suất làm việc: Dù đã có mô tả công việc từ trước, nhưng trong nhiều trường hợp, kỳ vọng thực tế của công ty và sếp về công việc của bạn có thể khác biệt. Điều này khiến bạn dễ rơi vào tình trạng lo lắng không biết mình có đang làm đúng hay không.
  • Tương tác với đồng nghiệp: Bạn chưa biết đồng nghiệp của mình là ai, liệu họ có sẵn lòng giúp đỡ hay không, và làm thế nào để tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên.

Những yếu tố không chắc chắn này khiến bạn phải liên tục đặt ra các kịch bản để ứng phó, làm cho đầu óc luôn căng thẳng và khó tập trung vào công việc chính.

Khi bạn bước vào môi trường làm việc mới, bạn sẽ gặp phải rất nhiều điều không thể đoán trước

Khi bạn bước vào môi trường làm việc mới, bạn sẽ gặp phải rất nhiều điều không thể đoán trước

2.2 Thay đổi môi trường làm việc và thói quen sinh hoạt

Khi chuyển sang công việc mới, bạn không chỉ thay đổi công việc mà còn phải điều chỉnh theo nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày đến môi trường làm việc. Những thay đổi này dễ khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng và khó thích nghi, từ đó dẫn đến căng thẳng nếu bạn vẫn chưa tìm được cách vượt qua áp lực công việc mới đúng.

Cụ thể, những thay đổi lớn có thể bao gồm:

  • Thói quen hàng ngày bị đảo lộn: Khi làm việc ở công ty cũ, bạn có thể đã quen với việc thức dậy vào một giờ cố định, ăn sáng ở một địa điểm quen thuộc, hoặc có những quy trình làm việc cá nhân đã thành thói quen. Tuy nhiên, khi chuyển sang công việc mới, mọi thứ phải thay đổi, từ giờ giấc đến cách thức bạn tổ chức công việc.
  • Công việc có tính chất hoàn toàn khác: Nếu bạn chuyển sang một lĩnh vực công việc mới hoặc có một vị trí với trách nhiệm lớn hơn, bạn phải học hỏi nhiều điều mới. Điều này dễ gây căng thẳng do bạn phải tập trung cao độ để không mắc sai lầm.
  • Môi trường làm việc mới: Bạn có thể phải thay đổi không gian làm việc từ một văn phòng yên tĩnh sang môi trường năng động, hoặc từ làm việc tại nhà sang làm việc trực tiếp tại văn phòng. Sự khác biệt này buộc bạn phải thích nghi nhanh chóng, và điều đó đôi khi trở thành một thử thách không nhỏ.
  • Những quy trình làm việc mới: Bạn có thể đã thành thạo một quy trình tại công ty cũ, nhưng tại công ty mới, quy trình này có thể hoàn toàn khác. Bạn cần học lại từ đầu cách sử dụng các công cụ, hệ thống quản lý công việc và cách phối hợp với đồng nghiệp. Việc phải nhớ và áp dụng ngay lập tức những quy trình mới này dễ làm bạn bị choáng ngợp.
Những thay đổi này dễ khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng và khó thích nghi, từ đó dẫn đến căng thẳng

Những thay đổi này dễ khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng và khó thích nghi, từ đó dẫn đến căng thẳng

>>> Xem thêm: Cách sắp xếp công việc hiệu quả với phương pháp checklist

2.3 Những áp lực về kết quả và sự hoàn hảo

Áp lực về việc phải thể hiện tốt ngay từ ngày đầu tiên cũng là một yếu tố khiến căng thẳng tăng cao. Trong một môi trường mới, nếu không biết cách vượt qua áp lực công việc mới đúng cách, bạn có thể tự đặt ra những kỳ vọng quá lớn về việc phải đạt được thành tích hoặc gây ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại là nguyên nhân chính khiến bạn gặp khó khăn hơn.

Cụ thể, những áp lực này có thể xuất hiện dưới dạng:

  • Áp lực phải làm việc hoàn hảo: Bạn có thể cảm thấy mình phải ngay lập tức chứng tỏ năng lực, không được mắc sai lầm, và mọi thứ phải hoàn hảo từ ngày đầu tiên. Tuy nhiên, đây là kỳ vọng không thực tế, và chính áp lực này khiến bạn càng dễ mắc sai lầm.
  • So sánh với đồng nghiệp: Bạn có thể tự so sánh bản thân với những đồng nghiệp đã làm việc lâu năm và cảm thấy mình chưa đủ giỏi. Việc này khiến bạn bị mất tự tin và dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Nỗi lo bị đánh giá: Bạn có thể lo lắng rằng những người xung quanh sẽ đánh giá bạn dựa trên những sai lầm nhỏ hoặc những biểu hiện ban đầu. Điều này khiến bạn tự áp lực, cố gắng không để mắc bất kỳ sai sót nào, từ đó làm tăng sự lo lắng.
Áp lực về việc phải thể hiện tốt ngay từ ngày đầu tiên cũng là một yếu tố khiến căng thẳng tăng cao

Áp lực về việc phải thể hiện tốt ngay từ ngày đầu tiên cũng là một yếu tố khiến căng thẳng tăng cao

3. Cách vượt qua áp lực công việc mới: giảm căng thẳng và thích nghi nhanh với môi trường làm việc

Đối diện với căng thẳng khi nhận việc mới là điều không thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách vượt qua áp lực công việc dưới đây để giảm bớt áp lực và nhanh chóng thích nghi với việc mới.

3.1 Kết nối với đồng nghiệp để giảm bỡ ngỡ

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm căng thẳng là nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mới. Khi bạn có mối liên hệ tốt với những người xung quanh, bạn sẽ cảm thấy bớt lạc lõng và dễ dàng hòa nhập vào công việc hơn.

  • Bắt đầu bằng việc trò chuyện nhỏ: Một ”lời chào cao hơn mâm cỗ”, một câu hỏi về công việc hoặc cuộc sống cá nhân có thể mở ra những cuộc trò chuyện thân mật với đồng nghiệp. Đây là bước đầu của cách vượt qua áp lực công việc mới.
  • Chủ động nhờ sự giúp đỡ: Đừng ngại hỏi đồng nghiệp về cách thức hoạt động của công ty hay những quy tắc ngầm mà bạn chưa nắm rõ. Họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ và bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng khi có người hỗ trợ.
  • Tham gia vào các hoạt động tập thể: Nếu công ty có các buổi họp mặt, ăn trưa cùng nhau, hãy cố gắng tham gia để tạo mối quan hệ tốt với mọi người. Điều này giúp bạn nhanh chóng cảm thấy quen thuộc và bớt áp lực trong môi trường mới.
Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm căng thẳng là nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mới

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm căng thẳng là nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mới

>>> Xem thêm: 9 cách tạo động lực cho nhân viên mà nhà quản lý không thể bỏ qua

3.2 Tạo sự thoải mái trong không gian làm việc

Không gian làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và năng suất của bạn, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên tại công ty mới. Việc thiết lập một không gian làm việc thoải mái và phù hợp với thói quen cá nhân sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, giảm căng thẳng, và dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Dưới đây là một số cách giúp bạn tạo ra không gian làm việc thoải mái:

  • Sắp xếp góc làm việc gọn gàng: Một không gian làm việc lộn xộn có thể khiến bạn dễ dàng mất tập trung và cảm thấy bối rối trong những ngày đầu. Hãy dành thời gian sắp xếp bàn làm việc của bạn theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đặt những vật dụng cần thiết trong tầm với, dọn dẹp những vật không cần thiết để tránh cảm giác chật chội và bừa bộn.
  • Mang theo những vật dụng cá nhân: Nếu công ty cho phép, bạn có thể mang theo một số đồ vật cá nhân để trang trí bàn làm việc, chẳng hạn như khung ảnh gia đình, cây xanh nhỏ, hoặc một cuốn sổ tay quen thuộc. Những vật dụng này không chỉ tạo ra sự quen thuộc mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái và gắn kết với không gian mới.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng tự nhiên có thể giúp cải thiện tinh thần và tăng cường sự tập trung. Nếu có thể, hãy chọn vị trí ngồi gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng tốt. Trong trường hợp không có nhiều ánh sáng tự nhiên, bạn có thể dùng đèn bàn để tạo ra môi trường làm việc sáng sủa và dễ chịu hơn.
  • Tạo thói quen ngắn nghỉ ngơi: Đừng quên dành ra vài phút để thư giãn trong suốt quá trình làm việc. Việc di chuyển nhẹ nhàng, đứng dậy để đi lại hoặc uống nước sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và giúp tinh thần luôn tỉnh táo.
Việc thiết lập một không gian làm việc thoải mái và phù hợp với thói quen cá nhân sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn

Việc thiết lập một không gian làm việc thoải mái và phù hợp với thói quen cá nhân sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn

Ngoài ra, hệ thống mạng xã hội nội bộ chuyên đào tạo MGE có thể hỗ trợ nhân viên vượt qua “new job stress” bằng cách tạo môi trường học tập và kết nối với đồng nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên. Các tính năng như diễn đàn thảo luận, kho tài liệu phong phú, và các khóa học trực tuyến giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi kỹ năng mới. Việc này không chỉ giảm bớt lo lắng khi bắt đầu công việc mới mà còn tạo cơ hội kết nối và nâng cao năng lực, giúp họ thích nghi nhanh hơn với môi trường mới​​.

MGE – Mạng xã hội nội bộ chuyên đào tạo dành cho doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Giải pháp đào tạo nội bộ doanh nghiệp trực tuyến mà MGE đang cung cấp

Kết luận

Căng thẳng khi nhận việc mới là một thử thách tâm lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những chiến lược thích hợp, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó. Hiểu rõ các dấu hiệu của căng thẳng, nhận biết nguyên nhân và áp dụng các phương pháp giảm thiểu áp lực sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và đạt được thành công trong công việc.

MGE luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục sự nghiệp, giúp bạn kết nối với đồng nghiệp, nâng cao năng lực và phát triển bản thân bền vững trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Và đừng quên thực hiện những cách vượt qua áp lực công việc trên nếu gặp phải “new job stress” nhé!

Cùng MGE tìm lại sự tự tin, áp dụng ngay các cách vượt qua áp lực công việc mới để nhanh chóng thích nghi và xóa tan lo lắng về “new job stress”!

>>> Xem thêm: 4 cách vượt qua áp lực công việc, giúp cân bằng cuộc sống

Về tác giả

Trung Thành

Liên hệ với chúng tôi