Thiết kế elearning đang trở thành xu hướng trong chiến lược đào tạo của các doanh nghiệp hiện đại. Với khả năng linh hoạt, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả học tập, elearning giúp tổ chức dễ dàng cập nhật kiến thức cho mỗi nhân viên mà không bị giới hạn bởi thời gian hay địa điểm. Tuy nhiên, để triển khai một chương trình elearning hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy trình thiết kế và các yếu tố quan trọng liên quan. Bài viết dưới đây, hãy cùng MGE tìm hiểu quy trình thiết kế elearning hiệu quả cho doanh nghiệp.
1. Tầm quan trọng của việc thiết kế elearning
1.1 Thiết kế elearning là gì?
Thiết kế elearning là quá trình xây dựng các bài giảng, khóa học được số hóa dưới dạng trực tuyến, phục vụ mục tiêu đào tạo cho tổ chức hoặc cá nhân. Khác với phương pháp đào tạo truyền thống, elearning cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet. Điều này mang lại sự linh hoạt và tiện lợi, đặc biệt phù hợp với môi trường làm việc hiện đại.
Đối với doanh nghiệp, thiết kế elearning là công cụ quan trọng giúp triển khai đào tạo nội bộ hiệu quả. Nó có thể phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau như đào tạo nhân viên mới, tái đào tạo nhân viên cũ hay nâng cao kỹ năng chuyên môn cho từng phòng ban.

Thiết kế elearning là công cụ quan trọng giúp triển khai đào tạo nội bộ
1.2 So sánh hiệu quả giữa elearning và đào tạo truyền thống
E-learning mang đến nhiều ưu thế vượt trội hơn so với đào tạo truyền thống như:
- Tiết kiệm chi phí: Không cần chi phí cho tổ chức lớp học, tài liệu in ấn hay chi phí đi lại.
- Linh hoạt về thời gian và địa điểm: Nhân viên có thể học bất cứ khi nào phù hợp, không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Cho phép theo dõi tiến độ học tập và đánh giá kết quả một cách chính xác
- Dễ dàng cập nhật nội dung: Các khóa học có thể được chỉnh sửa và cập nhật nhanh chóng khi có thay đổi.
- Tính tương tác cao nhờ các công cụ multimedia như video, âm thanh, câu hỏi tương tác
Những lợi thế này đã khiến nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang elearning như một giải pháp đào tạo bền vững, phù hợp với thời đại số.
2. 5 bước thiết kế bài giảng elearning giúp nâng cao chất lượng đào tạo
2.1 Xác định mục tiêu và nội dung cần truyền tải
Trước khi bắt đầu thiết kế, người phụ trách cần xác định rõ mục tiêu đào tạo. Với giáo dục học đường, mục tiêu là giúp học sinh nắm kiến thức. Với doanh nghiệp, đó có thể là đào tạo quy trình làm việc, văn hóa công ty hoặc kỹ năng nghề nghiệp. Khi xác định được mục tiêu và đối tượng học, nội dung sẽ được định hướng rõ ràng, dễ bám sát mục tiêu ban đầu.
2.2 Thu thập và xây dựng kho tư liệu học liệu
Kho tư liệu phục vụ bài giảng có thể đến từ nhiều nguồn: internet, tài liệu nội bộ, hoặc tự sản xuất như quay phim, ghi âm. Những tư liệu này cần được sắp xếp khoa học thành một thư viện nội dung, giúp người thiết kế dễ dàng tìm kiếm và chỉnh sửa. Điều này bao gồm việc tìm kiếm, chọn lọc và tổ chức các tài liệu, hình ảnh, video, bài viết liên quan đến chủ đề đào tạo. Đây là bước quan trọng để đảm bảo sự đầy đủ và nhất quán cho bài giảng.

Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng từ những nguồn khác nhau
2.3 Thiết kế nội dung và kịch bản bài giảng
Một bài giảng có nội dung hấp dẫn là chìa khóa giữ chân người học. Nội dung cần được phân chia logic, tạo cơ hội tương tác như câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ngắn. Các phần như video, hoạt họa hay minh họa sinh động sẽ giúp bài học trực quan và lôi cuốn hơn. Việc lên nội dung chi tiết giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo bài giảng liền mạch.
2.4 Lựa chọn phần mềm thiết kế elearning phù hợp
Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế elearning như Articulate Storyline, Adobe Captivate hoặc các nền tảng LMS (Learning Management System). Chúng cho phép chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, tạo câu hỏi tương tác, xuất bản nội dung nhanh chóng. Việc lựa chọn phần mềm phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo, ngân sách và kỹ năng thiết kế của từng doanh nghiệp.
2.5 Hoàn thiện và kiểm thử trước khi triển khai
Khi bài giảng đã hoàn tất thiết kế, bước kiểm thử là điều bắt buộc. Người thiết kế cần tiến hành kiểm thử khóa học để đảm bảo mọi chức năng hoạt động đúng cách, rà soát toàn bộ nội dung, đảm bảo không có lỗi kỹ thuật hay sai sót trong thông tin. Việc kiểm thử giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề trước khi triển khai chính thức.

Cần phải tiến hành kiểm thử sau khi hoàn tất thiết kế bài giảng
>>> Xem thêm: Làm chủ eLearning: Các cấp độ triển khai và ứng dụng trong thực tế
3. Lưu ý quan trọng để thiết kế elearning hiệu quả
- Bài giảng cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đưa quá nhiều thông tin trong một bài học và tập trung vào mục tiêu của từng bài.
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống thực tế để tăng cường sự tương tác và hứng thú cho học viên.
- Cung cấp phản hồi kịp thời và đánh giá kết quả học tập để học viên biết được tiến độ và cải thiện.
- Thường xuyên cập nhật bài giảng theo thời gian và nhu cầu mới.
- Sử dụng hình ảnh, video, đồ họa để làm cho bài học sinh động và thu hút hơn.
>>> Xem thêm: Vì sao eLearning trở thành “chìa khóa” đào tạo cho doanh nghiệp thời nay?
4. Tối ưu triển khai elearning nhờ hệ thống cổng thông tin nội bộ MGE
4.1 MGE hỗ trợ gì trong đào tạo nội bộ và elearning
Để triển khai elearning hiệu quả, doanh nghiệp cần một nền tảng giúp quản lý và phân phối nội dung đào tạo một cách tập trung, linh hoạt. MGE chính là giải pháp phù hợp với nhu cầu này. Với khả năng phân quyền người dùng theo phòng ban và cấp độ công việc như junior, senior, leader, hệ thống giúp kiểm soát quyền truy cập, dễ dàng xử lý khi nhân sự thay đổi, đồng thời đảm bảo tính bảo mật cho nội dung nội bộ.
Ngoài ra, MGE hỗ trợ lưu trữ và tổ chức tài liệu đào tạo theo chuyên đề, cho phép người học dễ dàng tìm kiếm và học lại khi cần. Các bài giảng, video, tài liệu đều được quản lý tập trung, giúp bộ phận đào tạo tiết kiệm thời gian và duy trì sự nhất quán trong nội dung. Hệ thống cũng cho phép đăng tải nội dung học tập dưới nhiều định dạng: video, tài liệu trình chiếu, liên kết Youtube hay bài viết chia sẻ, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm học tập.
4.2 Những tính năng nổi bật giúp kết nối và chia sẻ hiệu quả
MGE tạo dựng một cộng đồng học tập nội bộ chủ động, với các diễn đàn thảo luận, nhóm chuyên đề và khu vực hỏi đáp. Đây là không gian để nhân viên trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và hỗ trợ nhau học tập.

Nền tảng mạng xã hội nội bộ giúp nhân viên có thể trao đổi và cập nhật tin tức
Bên cạnh đó, hệ thống tích hợp biểu mẫu phản hồi và khảo sát, giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả đào tạo và thu thập ý kiến cải tiến từ người học. Điều này đảm bảo nội dung elearning luôn được cập nhật, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Với hệ thống thông báo nội bộ thông minh, mọi cập nhật liên quan đến khóa học, thời hạn hoàn thành hay hướng dẫn học tập đều được truyền tải đầy đủ và đúng đối tượng, đảm bảo tính liên tục và chính xác trong quá trình triển khai đào tạo.
Kết luận
Tối ưu triển khai elearning nhờ hệ thống cổng thông tin nội bộ MGE
Việc triển khai thiết kế elearning trong doanh nghiệp không chỉ là xu hướng, mà là một phần tất yếu trong quá trình chuyển đổi số và nâng cao hiệu suất nhân sự. Với quy trình rõ ràng, nội dung chất lượng và công cụ hỗ trợ phù hợp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai các khóa học trực tuyến thành công. Đặc biệt, việc tích hợp elearning trên nền tảng cổng thông tin nội bộ như MGE sẽ góp phần nâng cao tính kết nối, tạo nên một môi trường học tập liên tục và hiệu quả.
Đăng ký trải nghiệm demo hệ thống của MGE ngay hôm nay để nâng cao hiệu quả đào tạo và tối ưu hóa trải nghiệm học tập cho doanh nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: Ứng dụng hệ thống LMS trong chuyển đổi số đào tạo doanh nghiệp