Cuộc sống vui chơi thoải mái, những bữa tiệc tùng thâu đêm, những ngày ngủ nướng không vướng bận việc gì có lẽ là những điều mà ai trong chúng ta cũng trải qua trong kì nghỉ Tết. Tuy nhiên, tình trạng này đã vô tình gây ra cho ta sự lười biếng, buồn bã và khó bắt nhịp lại với cuộc sống cũ. Liệu có cách nào để cải thiện tinh thần làm việc sau Tết của nhân viên? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Tình trạng nhân viên mắc hội chứng lười sau kỳ nghỉ Tết
Sau kì nghỉ Tết, dùng muốn hay không, tất cả mọi người đều phải quay trở lại với cuộc sống bình thường, bắt đầu công việc để hoàn thành những mục tiêu trong năm mới. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng sẵn sàng và có một tinh thần tốt để làm việc. Tại các công ty, nhiều nhân viên văn phòng vẫn đang ở trong trạng thái mơ màng, loay hoay, uể oải và dễ bị xao lãng. Điều này khiến cho công việc không đạt hiệu suất cao như trước. Ta có thể gọi tên đây là Hội chứng Hậu kỳ nghỉ – Post Holiday Blues
Về định nghĩa, Hội chứng hậu kỳ nghỉ miêu tả trạng thái tâm lý mà một người có thể trải qua sau khi kết thúc kỳ nghỉ như là kỳ nghỉ Tết . Nó thường được mô tả là một cảm giác buồn bã, mất hứng, mệt mỏi hoặc thiếu động lực khi phải quay trở lại cuộc sống hàng ngày sau kỳ nghỉ thú vị. Người ta có thể cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi từ môi trường thư giãn và thoải mái của kỳ nghỉ sang môi trường làm việc hoặc học tập. Từ đó dẫn đến biểu hiện lười biếng và mất tập trung.
Nhân viên không có tinh thần làm việc sau Tết
Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự phát triển của công ty
Không riêng gì ở Việt Nam, Hội chứng Hậu kỳ nghỉ dường như diễn ra trên khắp thế giới. Theo nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý học nước Mỹ, có tới 68% người dân được hỏi cho biết họ từng có hội chứng “hậu nghỉ lễ”. Tại Hàn Quốc, nhiều người trải qua hội chứng này sau kỳ nghỉ Tết Trung Thu..Ở Nhật Bản cũng xuất hiện một hiện tượng tương tự gọi là “bệnh tháng 5”. Bởi đầu tháng 5 là khoảng thời gian dành cho những kỳ nghỉ và lễ hội của đất nước mặt trời mọc.
Nhận biết được sự tồn tại của Hội chứng Hậu kỳ nghỉ, doanh nghiệp không thể để tình trạng này kéo dài quá lâu bởi việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và thành công của công ty, cụ thể:
- Giảm hiệu suất công việc: Nhân viên bị ảnh hưởng bởi Hội chứng hậu kỳ nghỉ có thể gặp khó khăn trong việc tái tập trung và chuyển đổi từ chế độ kỳ nghỉ sang công việc hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến sự giảm năng suất và hiệu quả công việc.
- Dễ phạm lỗi: Khi nhân viên không tập trung và chưa thích nghi tốt sau kỳ nghỉ, khả năng phạm lỗi và sai sót trong công việc có thể tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, và có thể gây ra sự không hài lòng từ khách hàng.
- Tác động đến môi trường làm việc: Nếu nhiều nhân viên trong công ty cùng chịu ảnh hưởng của Hội chứng Hậu kỳ nghỉ, tinh thần làm việc sau Tết và sự tương tác trong môi trường công việc có thể bị ảnh hưởng. Sự buồn bã và thiếu động lực có thể lan truyền và tạo ra môi trường không tích cực.
- Mất động lực và sự tận hưởng công việc: Hội chứng Hậu kỳ nghỉ có thể làm mất đi động lực và niềm vui trong công việc. Nhân viên có thể cảm thấy mất hứng thú và không háo hức trong việc thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến sự suy giảm động lực và hiệu suất làm việc. Từ đó cũng dẫn đến sự phát triển của công ty.
Phân tích nguyên nhân gây ra tinh thần làm việc sau Tết uể oải
Dư âm Tết
Dù thời hạn nghỉ Tết đã kết thúc, nhưng cái gọi là “Dư âm Tết” như khung cảnh được trang trí trên đường phố, những món ăn Tết còn dư trong gia đình hay sự chênh lệch giữa ngày nghỉ giữa các ngành nghề cũng có thể gây ra cho nhân viên cảm giác tiếc nuối và buồn bã. Bên cạnh đó, trong khoảng nghỉ, việc đi chơi đã khiến cơ thể sẽ sản sinh ra hormone hạnh phúc dopamine. Và khi quay lại với công việc, đối mặt với những nhiệm vụ phải làm, cơ thể sẽ không tiết ra hormone dopamine nữa. Điều này làm cho các nhân viên cảm thấy căng thẳng, khó chịu và stress.
Thay đổi tâm lý
Tưởng chừng không có sự liên quan nhưng chính những thức ăn mà ta tiêu thụ trong ngày Tết chính là lý do gây ra các thay đổi tâm lý tiêu cực. Theo một nghiên cứu của bà Rae Mazzei – nhà tâm lý học người Mỹ đã cho rằng việc ăn nhiều thực phẩm chế biến có lượng carbohydrate, chất đạm, chất béo cao như bánh mứt, nước ngọt, các món chế biến nhiều đạm và chất béo không chỉ dễ khiến ta tăng cân mà còn có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và rối loạn chức năng trao đổi chất. Từ đó, điều này cũng tác động đến tâm lý, làm ta cảm giác tội lỗi, hối hận, tự trách bản thân. Bên cạnh đó việc dùng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng vì hành động này có liên quan đến việc tăng mức độ hormone căng thẳng và giấc ngủ bị gián đoạn. Sự thay đổi về mặt tâm lý khiến ta khó tập trung và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Khó khăn trong việc điều chỉnh lại công việc
Các hoạt động ngày Tết diễn ra trong một thời gian dài, việc này làm hình thành nên các thói quen cũng như lối sinh hoạt mới. Từ đó, dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh và sắp xếp công việc. Khi công việc chưa được sắp xếp một cách rõ ràng và hợp lý, nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc xác định ưu tiên và phân chia thời gian. Ngoài ra, điều này còn có thể khiến cho công việc bị quá tải. Những khó khăn này có thể làm cho nhân viên mất động lực để hoàn thành công việc.
Các biểu hiện cụ thể
Như đã đề cập trước đó, Hội chứng Hậu kỳ nghỉ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và tinh thần làm việc sau Tết của nhân viên. Điều này có thể thấy rõ qua các biểu hiện:
- Sự mất hứng thú: Hội chứng có thể làm mất đi động lực và niềm vui trong công việc. Nhân viên có thể cảm thấy mất hứng thú và không háo hức trong việc thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến sự suy giảm động lực và hiệu suất làm việc.
- Sự giảm năng suất: Nhân viên bị có thể gặp khó khăn trong việc tái tập trung và chuyển đổi từ chế độ kỳ nghỉ sang công việc hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến sự giảm năng suất và hiệu quả công việc.
- Tâm trạng chán trường: Sự chuyển đổi từ kỳ nghỉ sang công việc hàng ngày có thể gây ra căng thẳng và stress cho nhân viên, đặc biệt khi họ cảm thấy mất đi sự thư giãn và thoải mái của kỳ nghỉ. Điều này gây ra tâm trạng chán trường cho nhân viên.
Các biện pháp nâng cao tinh thần làm việc sau tết của nhân viên
Doanh nghiệp không thể kiểm soát hoàn toàn được tình trạng nhân viên mắc hội chứng lười vì dư âm của Tết. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được nguyên nhân và hệ quả của tình trạng nay mang lai, doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn một phần và đảm bảo được tiến độ công việc một cách hiệu quả hơn.
Lập kế hoạch trước Tết
Doanh nghiệp nên lên kế hoạch công việc trước Tết để làm giảm tác động tiêu cực mà Hội chứng Hậu kỳ nghỉ mang lại. Khi lên kế hoạch công việc một cách chi tiết, doanh nghiệp và các nhân viên có thể xác định rõ ràng công việc cần hoàn thành trước khi nghỉ Tết và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng. Điều này giúp tạo ra sự tổ chức và hiệu quả trong công việc, và khi trở lại sau kỳ nghỉ, nhân viên đã có một khung thời gian và mục tiêu cụ thể để thực hiện. Từ đó cũng giảm bớt được một phần áp lực và lo lắng cho họ hơn.
Tạo điều kiện làm việc tích cực
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp có thể xây dựng điều kiện làm việc tích cực cho nhân viên thông qua mô hình làm việc linh hoạt – Hybrid Working. Mô hình này cho phép nhân viên có thể chia thời gian giữa việc làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa, thường là từ nhà hoặc từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối internet. Các công việc sẽ được trao đổi trực tuyến thông qua email hay các ứng dụng liên hệ nội bộ của công ty. Hình thức làm việc tại nhà trong giai đoạn đầu sau Tết sẽ giúp nhân viên dần dần bắt nhịp lại với công việc, giảm áp lực và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu suất chung.
Xem thêm: Cách nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên
Áp dụng mô hình Hybrid Working
Thực hiện các hoạt động tập thể nâng cao tinh thần làm việc sau Tết
Hiện nay, hoạt động tập thể dục trong doanh nghiệp là một xu hướng phổ biến và được khuyến nghị để nâng cao sức khỏe và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên. Khi tập thể dục, cơ thể sản xuất các hormone hạnh phúc như endorphin, serotonin và dopamine. Doanh nghiệp có thể áp dụng hoạt động tập thể này trước giờ làm hoặc vào các giờ nghỉ bằng các bài tập nhỏ. Việc này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của nhân viên.
Xây dựng văn hóa làm việc tích cực
Doanh nghiệp cũng nên xây dựng văn hoá làm việc tích cực, khuyến khích sự giao tiếp giữa các cá nhân, giữa nhân viên và ban quản lý. Điều này giúp tạo ra một môi trường việc làm tích cực và khoẻ mạnh, nơi mà các nhân viên có thể trình bày những vấn đề mà họ đang gặp phải. Chỉ khi biết được sự tồn tại của vấn đề, doanh nghiệp mới có thể đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp.
Xem thêm: Những cách giúp cải thiện tình thần làm việc của nhân viên
Đánh giá và điều chỉnh tinh thần làm việc sau Tết
Qua việc đánh giá tình trạng và nhu cầu của nhân viên sau kỳ nghỉ Tết, tổ chức có thể hiểu được mức độ ảnh hưởng của Hội chứng Hậu kỳ nghỉ đến nhân viên và xác định những yếu tố cụ thể gây ra tình trạng này. Điều này có thể được thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn hoặc các cuộc trò chuyện cá nhân để thu thập thông tin.
Hỗ trợ tâm lý
Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý hoặc tài trợ cho nhân viên tham gia các buổi tư vấn cá nhân hoặc nhóm sau kỳ nghỉ Tết. Điều này giúp nhân viên có cơ hội trò chuyện về các vấn đề cá nhân, căng thẳng công việc hoặc các vấn đề tâm lý khác và tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo hoặc buổi hội thảo về quản lý căng thẳng, xử lý áp lực công việc và cải thiện trạng thái tinh thần. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về quản lý tâm lý và cung cấp cho họ các công cụ và kỹ năng cần thiết để đối phó với áp lực và căng thẳng trong công việc. Hiện nay, không nhất thiết phải tổ chức các buổi đào tạo và hội thảo trực tiếp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tổ chức trực tuyến với sự hỗ trợ của hệ thống MGE. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực online này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí một cách đáng kể. Với hệ thống LMS, doanh nghiệp có thể đăng tải hoặc tiến hành livestream bài giảng một cách dễ dàng.
Xây dựng các buổi đào tạo quản lý căng thẳng trực tuyến với MGE
Kết luận
Bài viết vừa rồi đã cung cấp các thông tin tổng quan về Hội chứng Hậu kỳ nghỉ cũng như nguyên nhân và tác động tiêu cực của việc nhân viên mắc hội chứng lười vì dư âm của Tết. Tuy không thể kiểm soát hoàn toàn nhưng doanh nghiệp vẫn có thể nâng cao tinh thần làm việc sau Tết của nhân viên bằng nhiều cách. Trong đó việc hỗ trợ tâm lý sau Tết cho nhân viên bằng các khóa học online là điều cần thiết. Nếu có nhu cầu xây dựng các khóa đào tạo trực tuyến, các doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống MGE. Dịch vụ và trải nghiệm tại MGE chắc chắn sẽ không làm cho các doanh nghiệp thất vọng.