“Shift Shock” – hiện tượng “sốc văn hóa” khi bắt đầu công việc mới đang khiến Gen Z rời bỏ doanh nghiệp. Vậy làm sao để quản trị nhân sự GenZ hiệu quả? Cùng MGE khám phá giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài Gen Z hiệu quả nhé!
1. Khám phá “Shift Shock”
“Shift Shock” – cú sốc khi chuyển đổi công việc – là một hiện tượng ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với thế hệ nhân viên trẻ Gen Z. Khi bắt đầu một công việc mới, nhiều người có thể cảm thấy hụt hẫng và thất vọng khi nhận ra rằng thực tế công việc không giống như những gì họ đã kỳ vọng.
Nguyên nhân chính của Shift Shock là sự khác biệt giữa kỳ vọng của nhân viên và thực tế công việc. Kỳ vọng này có thể xuất phát từ mô tả công việc, lời hứa hẹn của nhà tuyển dụng, hoặc những tưởng tượng của bản thân nhân viên. Shift Shock là nỗi đau trong quản trị nhân sự GenZ của doanh nghiệp có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho cả nhân viên và doanh nghiệp.
Tại sao nhân sự genZ dễ bị shift shock?
2. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến quản trị nhân sự GenZ khó khăn
2.1 Thiếu minh bạch trong mô tả công việc
Mô tả công việc thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng Shift Shock, đặc biệt là đối với thế hệ nhân viên trẻ tuổi như Gen Z. Khi thông tin tuyển dụng không đầy đủ và chính xác, ứng viên sẽ dễ hình thành những kỳ vọng không thực tế về công việc và môi trường làm việc, dẫn đến thất vọng và hụt hẫng khi bắt đầu công việc mới.
>>> Xem thêm: Môi trường làm việc không như ý thì nên xử lý thế nào
Mô tả công việc đưa ra những lời hứa hẹn về mức lương, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến nhưng lại không đúng và phù hợp với thực tế. Thậm chí chỉ nêu những thông tin không cụ thể về trách nhiệm, yêu cầu công việc và những gì nhân viên sẽ thực sự trải qua hàng ngày. Điều đó sẽ làm cho việc quản trị nhân sự GenZ khó khăn hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến quản trị nhân sự GenZ khó khăn
2.2 Văn hóa công ty không phù hợp
Văn hóa công ty độc hại chính là “kẻ thù” thầm lặng khiến Gen Z – thế hệ coi trọng giá trị cá nhân, tự do và sự sáng tạo – dễ dàng rơi vào trạng thái Shift Shock khi bước vào môi trường làm việc mới. Khi văn hóa công ty cứng nhắc, độc đoán, thiếu tôn trọng, Gen Z sẽ cảm thấy ngột ngạt, lạc lõng và không thể hòa nhập, dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho cả bản thân và doanh nghiệp. Nếu muốn quản trị nhân sự GenZ bạn cần xây dựng một văn hóa cởi mở hơn.
>>> Xem thêm Nhận diện và ngăn chặn cạnh tranh tiêu cực: Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
2.3 Hành vi tiêu cực từ quản lý, “nỗi ám ảnh” của nhân viên và “kẻ thù” của doanh nghiệp
Sự thiếu tôn trọng và hỗ trợ từ quản lý là nguyên nhân chính khiến nhân viên cảm thấy không được coi trọng và đánh mất động lực. Khi những cảm xúc tiêu cực này tích tụ, nhân viên sẽ dần trở nên chán nản, mệt mỏi, và tìm kiếm cơ hội mới để thoát khỏi môi trường làm việc độc hại. Đây cũng được xem là điều tối kỵ trong phong cách quản trị nhân sự GenZ. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ đánh mất cơ hội thu hút và giữ chân nhân viên tiềm năng. Tệ hơn là hình ảnh doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực, khó khăn trong việc thu hút nhân tài và khách hàng.
Hành vi tiêu cực từ quản lý, “nỗi ám ảnh” của nhân viên và “kẻ thù” của doanh nghiệp
3. Thách thức của doanh nghiệp với Shift Shock
Gen Z coi trọng giá trị cá nhân, tự do và mong muốn được phát triển bản thân. Khi môi trường làm việc không phù hợp với kỳ vọng, họ sẽ dễ dàng “bỏ chạy” khỏi công ty. Doanh nghiệp phải chịu thiệt hại về chi phí tuyển dụng, đào tạo do nhân viên nghỉ việc sớm hoặc đột ngột xin nghỉ. Chi phí tuyển dụng một nhân viên mới có thể gấp 20-30 lần mức lương hàng tháng của họ.
Giải quyết “Shift Shock” là một quá trình lâu dài trong việc quản trị nhân sự GenZ. Nó đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực từ phía lãnh đạo và tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến “Shift Shock” ở từng nhân viên để có giải pháp phù hợp. Thay đổi văn hóa công ty theo hướng cởi mở, minh bạch, tôn trọng và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển là một thách thức lớn nhưng cần được thực hiện để cải thiện môi trường làm việc đặc biệt là khi xu hướng nhân sự trong những năm tới sẽ toàn bộ là GenZ.
>>> Xem thêm: 4 ví dụ điển hình về công ty có môi trường làm việc tốt nhất
Hậu quả và thách thức của doanh nghiệp với Shift Shock
4. Chiến lược giảm thiểu “Shift Shock”
4.1 Chiến lược tuyển dụng minh bạch và chân thực
Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về công việc và văn hóa công ty để ứng viên có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn ngay từ đầu. Bên cạnh đó, cần phải mô tả công việc chi tiết, rõ ràng về trách nhiệm, yêu cầu công việc, văn hóa công ty, môi trường làm việc, cơ hội phát triển và những thách thức có thể gặp phải.
Tổ chức tuyển dụng chuyên nghiệp, đảm bảo quy trình tuyển dụng công bằng, minh bạch và tôn trọng ứng viên cũng là một chiến lược cần được thực hiện để quản trị nhân sự GenZ hiệu quả. Ngoài ra, khuyến khích ứng viên đặt câu hỏi để giải đáp những thắc mắc và hiểu rõ hơn về công việc.
4.2 Đào tạo và phát triển kỹ năng quản lý
Quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường làm việc tích cực và giúp nhân viên hòa nhập nhanh chóng với công ty. Để thực hiện được điều đó dù là quản lý cũng cần được đào tạo các kỹ năng để nâng cao khả năng quản lý nhân sự GenZ của mình để có một tổ chức mà mọi người lao động đều muốn cống hiến. Có thể kể đến như:
- Giao tiếp hiệu quả: Giúp quản lý giao tiếp hiệu quả với nhân viên, truyền đạt thông tin rõ ràng, lắng nghe ý kiến đóng góp và giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả.
- Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Giúp quản lý tạo dựng môi trường làm việc tích cực, truyền cảm hứng và khơi dậy động lực cho nhân viên.
- Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp: Giúp quản lý hiểu rõ và thực hành đạo đức nghề nghiệp trong công việc, đối xử công bằng, tôn trọng nhân viên và tạo dựng môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: Nâng cấp kỹ năng giao tiếp nơi công sở: Nghệ thuật đưa ra feedback hiệu quả
4.3 Thúc đẩy sự linh hoạt và cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong phong cách quản trị nhân sự GenZ
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là lợi ích chung của cả doanh nghiệp và nhân viên. là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và hiệu quả làm việc của nhân viên. Doanh nghiệp cần quan tâm và tạo điều kiện để quản trị nhân sự GenZ tốt hơn, hỗ trợ nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, bằng cách cung cấp các chính sách linh hoạt, ví dụ:
- Làm việc theo giờ linh hoạt: Cho phép nhân viên linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian làm việc để phù hợp với cuộc sống cá nhân.
- Làm việc từ xa: Cho phép nhân viên làm việc từ xa một số ngày trong tuần hoặc toàn thời gian.
- Nghỉ phép linh hoạt: Cho phép nhân viên nghỉ phép khi họ cần thiết, không nhất thiết phải theo lịch nghỉ phép cố định.
- Chia sẻ công việc: Chia sẻ công việc cho nhiều nhân viên để giảm bớt khối lượng công việc cho mỗi người. Điều này giúp nhân viên có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và giảm căng thẳng.
>>> Xem thêm: Quy tắc 2 phút: Bí quyết vàng để vượt qua sự trì hoãn và nâng cao năng suất
Thúc đẩy sự linh hoạt và cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong phong cách quản trị nhân sự GenZ
Nhưng nếu bạn vẫn chưa tìm được cho mình giải pháp nào tối ưu thì hãy để MGE giúp bạn làm điều đó. Tại đây, chúng tôi cung cấp các phương pháp quản lý truyền thông nội bộ, giúp tìm kiếm và lưu trữ thông tin dễ dàng. Từ đó, giúp nhân sự của bạn không còn băn khoăn trong việc tra cứu tài liệu nội bộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ khác, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp của bạn.
5. Kết luận
“Shift Shock” là một vấn đề nhức nhối trong môi trường làm việc hiện nay, đặc biệt là đối với thế hệ nhân viên trẻ tuổi như Gen Z. Doanh nghiệp cần quan tâm để có biện pháp quản trị nhân sự GenZ và giải quyết hiệu quả để hạn chế những hậu quả tiêu cực do “Shift Shock” gây ra, thu hút và giữ chân nhân tài, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hãy theo dõi website để cập nhật thêm các bài viết và thông tin hữu ích về nhân sự nhé!