Burn Out: “Kẻ thù thầm lặng” của dân công sở và cách vượt qua áp lực công việc (Phần 2)

Burn Out: “Kẻ thù thầm lặng” của dân công sở và cách vượt qua áp lực công việc (Phần 2)

Như đã đề cập ở phần 1 của bài viết, Burn Out hay áp lực công việc không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Khi nhân viên kiệt sức, năng suất và tinh thần giảm sút sẽ kéo theo nguy cơ nghỉ việc tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, với tư cách là nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên vượt qua áp lực công việc và Burn Out. Hãy cùng MGE khám phá một số cách hiệu quả dưới đây để giúp nhân viên khắc phục tình trạng này.

1. Xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng đến sự gắn kết, hiệu suất và khả năng đổi mới. Để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, doanh nghiệp có thể thiết kế không gian mở, sử dụng màu sắc tươi sáng, trang trí cây xanh và khuyến khích giao tiếp cởi mở giữa các thành viên. Ví dụ, Google nổi tiếng với văn phòng làm việc mở, có nhiều khu vực thư giãn và trò chơi, tạo không gian năng động và khuyến khích sự tương tác giữa các nhân viên.

Tạo môi trường làm việc tích cực giúp nhân viên bớt căng thẳng với công việc

Tạo môi trường làm việc tích cực giúp nhân viên bớt căng thẳng với công việc

Bên cạnh đó, lắng nghe và phản hồi ý kiến của nhân viên cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và quan tâm. Doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát, đặt hộp thư góp ý hoặc tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp để thu thập ý kiến và phản hồi kịp thời. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được lắng nghe và từ đó, tăng sự gắn bó với công ty.

Ngoài ra, việc công nhận và khen thưởng nhân viên cũng là cách thức giúp tăng cường sự gắn kết của họ với doanh nghiệp. Các chương trình vinh danh “Nhân viên của tháng”, thưởng nóng, lời khen ngợi công khai hoặc cơ hội thăng tiến thúc đẩy nhân viên vượt qua áp lực công việc và cống hiến hết mình.

>>> Xem thêm: Google đã cho thế giới thấy mình là điểm đến lý tưởng cho nhân sự như thế nào?

Công nhận và khen thưởng nhân viên giúp họ có động lực vượt qua áp lực công việc hơn

Công nhận và khen thưởng nhân viên giúp họ có động lực vượt qua áp lực công việc hơn

2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên

Đầu tư vào sức khỏe của nhân viên là một chiến lược thông minh và mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện bao gồm khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác như tiêm phòng, tư vấn dinh dưỡng, chương trình quản lý cân nặng và các lớp học về sức khỏe. Việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe sẽ giúp nhân viên luôn trong trạng thái tốt nhất để làm việc.

Doanh nghiệp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe giúp nhân viên đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần

Doanh nghiệp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe giúp nhân viên đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của nhân viên bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ và tổ chức các buổi chia sẻ về các vấn đề tâm lý thường gặp như stress, lo âu, trầm cảm. Việc này giúp nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức cho nhân viên để đối phó với các vấn đề tâm lý, từ đó giảm thiểu căng thẳng và vượt qua áp lực công việc.

Ngoài ra, khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động thể chất như tập thể dục, yoga, aerobic, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng là những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và năng lượng tích cực để làm việc. Doanh nghiệp có thể xây dựng phòng tập thể dục tại công ty hoặc tổ chức các lớp học thể thao. Đồng thời, cung cấp bữa ăn lành mạnh tại căn tin, tổ chức các buổi tư vấn dinh dưỡng cũng là những cách để đảm bảo nhân viên có một chế độ ăn uống lành mạnh.

>>> Xem thêm: Apple, Amazon, Tesla và mô hình văn hóa doanh nghiệp độc đáo của họ

Doanh nghiệp khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động thể chất giúp thúc đẩy động lực làm việc

Doanh nghiệp khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động thể chất giúp thúc đẩy động lực làm việc

3. Hỗ trợ nhân viên quản lý công việc thông minh, vượt qua áp lực công việc

Quản lý công việc thông minh là cách tiếp cận công việc có tổ chức, giúp thực hiện công việc một cách hiệu quả. Điều này bao gồm phân công công việc rõ ràng, sử dụng các công cụ quản lý dự án phổ biến như Trello, Asana,… Việc áp dụng các công cụ này giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng người trong mỗi nhiệm vụ, từ đó tránh được sự chồng chéo và đảm bảo tiến độ dự án.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mục tiêu SMART và áp dụng phương pháp quản lý mục tiêu OKRs cũng giúp liên kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của tổ chức. Điều này tạo ra sự đồng thuận và tập trung vào kết quả, giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu của mình và đóng góp vào thành công chung của công ty.

Cung cấp các công cụ quản lý thời gian giúp nhân viên tránh tình trạng bị ngợp trong khối lượng công việc

Cung cấp các công cụ quản lý thời gian giúp nhân viên tránh tình trạng bị ngợp trong khối lượng công việc

4. Xây dựng mối quan hệ tích cực

Mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác và hiệu quả công việc. Doanh nghiệp có thể tăng cường giao tiếp giữa các phòng ban thông qua các buổi họp giao ban, dự án hợp tác và ngày hội giao lưu. Điều này giúp các phòng ban hiểu rõ vai trò của nhau, phối hợp nhịp nhàng và đạt được mục tiêu chung của công ty.

Tăng cường giao tiếp nội bộ giữa các phòng ban giúp nhân viên dễ dàng gắn kết, vượt qua áp lực công việc

Tăng cường giao tiếp nội bộ giữa các phòng ban giúp nhân viên dễ dàng gắn kết, vượt qua áp lực công việc

Hỗ trợ đồng nghiệp, giải quyết xung đột và tạo không khí vui vẻ cũng là những yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tích cực. Ví dụ các chương trình hội nhập nhân viên mới, trong đó mỗi nhân viên mới được ghép đôi với một nhân viên có kinh nghiệm để giúp họ hòa nhập với môi trường làm việc nhanh hơn. Ngoài ra, việc tạo ra các nhóm chat hoặc diễn đàn nội bộ để nhân viên có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công việc cũng rất hữu ích.

Một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với nhau, sẽ tạo ra cảm giác an toàn và tin tưởng. Điều này giúp giảm căng thẳng, tăng cường tinh thần đồng đội và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, tìm kiếm sự giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp hoặc quản lý thông qua văn hóa thúc đẩy sự cởi mở trong giao tiếp.

>>> Xem thêm: Giải mã case study văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airline

5. Chính sách hỗ trợ đặc biệt giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc

Chính sách hỗ trợ đặc biệt là những phúc lợi vượt trên mức cơ bản mà doanh nghiệp dành cho nhân viên. Chế độ làm việc linh hoạt như làm việc từ xa, điều chỉnh giờ làm việc hoặc làm việc bán thời gian giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, từ đó giảm căng thẳng, vượt qua áp lực công việc và tăng sự hài lòng với công ty.

Đa dạng hình thức làm việc linh hoạt giúp nhân viên cảm thấy thoải mái tinh thần khi làm việc

Đa dạng hình thức làm việc linh hoạt giúp nhân viên cảm thấy thoải mái tinh thần khi làm việc

Bên cạnh đó, các chế độ nghỉ phép đặc biệt như nghỉ ốm có lương, nghỉ tang gia, nghỉ kết hôn và sinh con cũng là những chính sách hỗ trợ thiết thực. Điển hình là doanh nghiệp Netflix cung cấp cho nhân viên thời gian nghỉ ốm không giới hạn, Meta cho phép nhân viên nghỉ tới 20 ngày có lương khi có người thân qua đời, Microsoft cung cấp cho nhân viên nam 12 tuần nghỉ có lương khi vợ sinh con và nhân viên nữ 20 tuần nghỉ có lương khi sinh con. Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ gia đình như trợ cấp nuôi con nhỏ, chương trình hỗ trợ người già,… cũng giúp nhân viên giảm bớt gánh nặng gia đình và tập trung vào công việc.

6. Một số lưu ý khác khi áp dụng giải pháp giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc

  • Cá nhân hóa: Mỗi nhân viên là một cá thể độc lập với những nhu cầu và khó khăn riêng. Hãy lắng nghe, thấu hiểu và điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ để phù hợp với từng cá nhân.
  • Xây dựng niềm tin: Tạo dựng một môi trường làm việc nơi nhân viên cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng và tin tưởng. Điều này khuyến khích họ chia sẻ khó khăn và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
  • Quan tâm đến sức khỏe tinh thần: Burn Out là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên. Hãy chủ động cung cấp thông tin về Burn Out, khuyến khích nhân viên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý nếu có dấu hiệu kiệt sức.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng, thu thập phản hồi từ nhân viên và điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Từ những gì vừa phân tích, có thể thấy, Burn Out chính là “sát thủ thầm lặng” hủy diệt hiệu suất và năng lượng làm việc của nhân viên công sở. Để ngăn chặn sự lây lan của Burn Out, ngay từ chính trong doanh nghiệp đã phải truyền thông nội bộ rõ ràng để nhân viên biết cách vượt qua áp lực công việc này. Trong đó, hệ thống MGE, được thiết kế như một hệ thống mạng nội bộ cho doanh nghiệp, là nơi cung cấp thông tin, nâng cao văn hóa chia sẻ, giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với MGE, các tổ chức có thể dễ dàng quản lý và chia sẻ thông tin, giúp nhân viên phát triển hơn mỗi ngày, củng cố mối liên kết trong tổ chức, xây dựng một môi trường làm việc đồng nhất và hiệu quả. MGE là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, thích nghi linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện đại.

7. Kết luận

Burnout không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của tổ chức. Đầu tư vào việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hỗ trợ nhân viên về cả thể chất lẫn tinh thần không chỉ là trách nhiệm mà còn là chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Bằng cách cùng nhau tạo ra một môi trường làm việc tích cực, chúng ta không chỉ giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mà còn xây dựng một tập thể mạnh mẽ và gắn kết, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức và đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.

>>> Xem thêm: Burn Out: “Kẻ thù thầm lặng” của dân công sở và cách vượt qua áp lực công việc (Phần 1)

Về tác giả

Hoa Phan

Liên hệ với chúng tôi