Tăng hiệu suất làm việc: Giải pháp ngăn chặn và phục hồi hội chứng kiệt sức trong môi trường làm việc

Tăng hiệu suất làm việc: Giải pháp ngăn chặn và phục hồi hội chứng kiệt sức trong môi trường làm việc

Hội chứng kiệt sức đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong môi trường làm việc hiện đại, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và hiệu suất của nhân viên. Các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với sự suy giảm năng suất mà còn phải đối phó với tỷ lệ nghỉ việc cao và mất nhân tài. Bài viết dưới đây hãy cùng MGE tìm hiểu các giải pháp ngăn chặn và phục hồi hội chứng kiệt sức, giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc.

1. Hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra triệu chứng kiệt sức

Để hiểu rõ hơn về hội chứng kiệt sức, chúng ta sẽ đi sâu vào định nghĩa, các triệu chứng đặc trưng và phân biệt rõ ràng giữa kiệt sức và stress. Hỗ trợ chúng ta nhận diện sớm tình trạng này mà còn tìm ra những giải pháp phù hợp để đối phó hiệu quả để cải thiện tăng hiệu suất làm việc nơi công sở.

>>> Xem thêm: 10 dấu hiệu nhận biết bạn đang stress trong công việc và cách khắc phục

1.1 Định nghĩa hội chứng kiệt sức

Hội chứng kiệt sức không chỉ đơn thuần là cảm giác mệt mỏi thông thường mà là một tình trạng phức tạp, bao gồm sự kiệt quệ về thể chất, tinh thần và cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hoạt động và suy giảm hiệu suất làm việc.

Nguyên nhân chủ yếu đến áp lực công việc, còn có nhiều yếu tố khác góp phần vào việc gây ra hội chứng kiệt sức như:

  • Môi trường làm việc: Môi trường làm việc căng thẳng, thiếu hỗ trợ, bất công, hoặc quá tải công việc.
  • Yếu tố cá nhân: Tính cách, lối sống không lành mạnh, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
  • Quan hệ xã hội: Các mối quan hệ căng thẳng, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè.
  • Yêu cầu công việc quá cao: Gánh nặng công việc quá lớn, không có thời gian nghỉ ngơi, làm việc quá giờ thường xuyên.

Chi tiết các triệu chứng của hội chứng kiệt sức:

  • Triệu chứng về thể chất: Mệt mỏi mãn tính, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi cân nặng, giảm sức đề kháng.
  • Triệu chứng về cảm xúc: Chán nản, lo âu, cáu gắt, mất hứng thú với các hoạt động trước đây, cảm giác cô đơn, vô vọng.
  • Triệu chứng về hành vi: Tránh né công việc, giảm hiệu suất làm việc, khó tập trung, hay quên, sử dụng chất kích thích hoặc rượu bia để đối phó.
  • Triệu chứng về nhận thức: Khó đưa ra quyết định, suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy mình không còn giá trị.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bạn đang làm trong môi trường làm việc tiêu cực

1.2 Sự khác biệt giữa kiệt sức và stress

Stress, hay căng thẳng, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những áp lực trong cuộc sống, bao gồm cả áp lực công việc. Khi gặp phải tình huống căng thẳng, cơ thể sẽ tự động kích hoạt các phản ứng sinh lý để đối phó, như tăng nhịp tim, tiết hormone căng thẳng. Đây là một phản ứng ngắn hạn và thường sẽ giảm dần khi áp lực được giải tỏa.

Khác với stress, kiệt sức là một trạng thái mệt mỏi kéo dài, cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc, thường là hậu quả của việc phải đối mặt với stress trong thời gian dài mà không được phục hồi. Khi bị kiệt sức, người ta thường cảm thấy kiệt quệ, mất năng lượng, chán nản, vô cảm, và khó tập trung vào công việc. Cảm giác vô vọng và chai lì cảm xúc là những đặc trưng nổi bật của kiệt sức, khiến người bệnh khó có thể tự mình vượt qua tình trạng này.

Kiệt sức lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng hiệu suất làm việc

Kiệt sức lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng hiệu suất làm việc

2. Tại sao nhân viên bị kiệt sức ảnh hưởng đến tăng hiệu suất làm việc?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng kiệt sức ở nhân viên. Để ngăn chặn và phục hồi tình trạng này, chúng ta cần hiểu rõ các yếu tố gây ra nó, bao gồm thiếu kiểm soát công việc, cường độ hiệu suất cao, thiếu sự hợp tác từ đồng nghiệp, phân bổ nguồn lực không đồng đều và sự không phù hợp giữa giá trị cá nhân và giá trị doanh nghiệp.

2.1 Thiếu kiểm soát công việc

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kiệt sức là thiếu kiểm soát trong công việc. Khi nhân viên không có khả năng quản lý thời gian, phân bổ nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả, họ sẽ cảm thấy mất phương hướng, trì hoãn và không đạt được kết quả mong muốn. Đây có thể xuất phát từ việc liên tục thay đổi ưu tiên công việc, kỳ vọng cao mà không có sự hỗ trợ tương ứng, thiếu sự rõ ràng trong vai trò và trách nhiệm, hoặc không có sự tự do đưa ra các quyết định.

2.2 Tăng hiệu suất làm việc quá mức cho phép

Văn hóa doanh nghiệp tập trung vào tăng hiệu suất làm việc và thành tích cá nhân có thể tạo ra áp lực lớn. Nhân viên phải làm việc nhiều giờ, chịu sự cạnh tranh khốc liệt và dễ dàng mất đi niềm vui trong công việc. Ví dụ, ở Nhật Bản, văn hóa làm việc khắt khe dẫn đến hiện tượng “Karoshi” – tử vong do làm việc quá độ. Khi nhân viên chỉ tập trung vào thành tích mà bỏ qua giá trị và ý nghĩa của công việc, họ dễ rơi vào trạng thái kiệt sức, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần của họ và cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp.

“Karoshi” là một hiện trạng khá phổ biến tại Nhật Bản để lại hậu quả nghiêm trọng

“Karoshi” là một hiện trạng khá phổ biến tại Nhật Bản để lại hậu quả nghiêm trọng

2.3 Thiếu sự hợp tác từ đồng nghiệp

Sự thiếu hợp tác và tinh thần làm việc nhóm giữa các đồng nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến kiệt sức. Đây có thể đến từ việc đồng nghiệp thiếu sự đoàn kết và không hỗ trợ lẫn nhau, nhân viên sẽ cảm thấy bị cô lập và thiếu sự hỗ trợ. Họ sẽ phải gánh vác nhiều công việc hơn khả năng của mình, dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Thiếu sự giao tiếp và không có các kênh hỗ trợ sự gắn kết giữa các nhân viên cũng là một yếu tố gây ra kiệt sức.

>>> Xem thêm: 8 cách quản lý nhân sự giúp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm

2.4 Không được cung cấp nguồn lực công bằng

Sự thiếu công bằng trong phân bổ tài nguyên, thiên vị và thiếu sự minh bạch khiến nhân viên mất động lực và hứng thú với công việc. Nếu tất cả nhân viên cảm thấy không được đối xử công bằng, họ sẽ mất niềm tin vào doanh nghiệp và không còn hứng thú với công việc. Đây cũng là tình trạng chung mà khi làm việc tại môi trường công sở rất dễ gặp phải nên nếu không được cải thiện thì về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.

2.5 Giá trị cá nhân và doanh nghiệp không phù hợp

Khi giá trị cá nhân không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn, mất niềm tin và hứng thú với công việc. Ví dụ, văn hóa “Wolf Culture” của Huawei khuyến khích làm việc nhiều giờ và tuân theo các quy tắc khắt khe để mang lại lợi ích cho công ty. Mặc dù văn hóa này giúp Huawei đạt được thành công, nhưng nhiều nhân viên cảm thấy áp lực và kiệt sức do phải hy sinh sức khỏe và cuộc sống cá nhân.

“Văn hóa Wolf Culture” của HUAWEI có lẽ là sự phản ánh rõ ràng khi làm việc quá sức

“Văn hóa Wolf Culture” của HUAWEI có lẽ là sự phản ánh rõ ràng khi làm việc quá sức

>>> Xem thêm: Học hỏi văn hóa doanh nghiệp của Huawei

3. Hậu quả của hội chứng kiệt sức

Hội chứng kiệt sức không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Đây là một số hậu quả chính của hội chứng kiệt sức gây ảnh hưởng đến việc tăng hiệu suất làm việc.

3.1 Suy giảm năng suất lao động

Khi nhân viên bị kiệt sức, khả năng tập trung và hoàn thành nhiệm vụ của họ bị giảm sút, họ dễ mắc sai lầm và gây ra lỗi hoặc tai nạn trong quá trình làm việc. Có thể dẫn đến giảm chất lượng công việc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, nhân viên kiệt sức thường mất thời gian nhiều hơn để hoàn thành công việc, gây ra sự trì hoãn và ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

3.2 Tăng tỷ lệ nghỉ việc và mất nhân tài

Nhân viên kiệt sức thường mất niềm tin vào công việc và doanh nghiệp, dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao. Khi nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, không chỉ tốn kém mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định và liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, mất đi nhân tài có thể gây ra lỗ hổng lớn trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển.

3.3 Ảnh hưởng xấu đến văn hóa doanh nghiệp

Hội chứng kiệt sức ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc nhóm và sự đoàn kết. Nhân viên kiệt sức thường cảm thấy không hài lòng với công việc và đồng nghiệp, tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh. Sự thiếu sự hài lòng và động lực làm việc có thể lan truyền trong tổ chức, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên, dẫn đến khó tăng hiệu suất làm việc và sự phân cắt trong nhóm làm việc.

4. Phòng tránh và phục hồi hội chứng kiệt sức

Để ngăn chặn và phục hồi hội chứng kiệt sức, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp quản lý công việc hiệu quả, tạo môi trường làm việc gắn kết và linh hoạt, thúc đẩy văn hóa chia sẻ và lắng nghe, và khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân.

4.1 Quản lý công việc hiệu quả

Doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát và đánh giá khối lượng công việc của từng nhân viên, phân chia công việc công bằng và ưu tiên công việc quan trọng để đảm bảo rằng không có nhân viên nào bị quá tải công việc, đồng thời giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc. Sử dụng công nghệ và công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý dự án và công cụ giao tiếp giúp giảm thiểu công việc thủ công và tăng hiệu suất làm việc.

>>> Xem thêm: Cách lên khung giờ làm việc hợp lý để đạt hiệu quả công việc cao nhất

4.2 Tạo môi trường làm việc hợp tác và gắn kết

Lãnh đạo nên tạo ra môi trường nuôi dưỡng tinh thần đồng đội, khuyến khích giao tiếp, phản hồi và đánh giá cao thành tựu của nhân viên. Các hoạt động ngoại khóa, buổi họp nhóm hoặc các dự án chung giúp tăng cường sự gắn kết giữa các nhân viên. Xây dựng một môi trường làm việc dựa trên lòng tin và tôn trọng, nơi mọi người được đánh giá cao và có tự do làm việc theo cách của mình.

4.3 Thúc đẩy văn hóa chia sẻ và lắng nghe

Doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên bày tỏ ý kiến, chia sẻ khó khăn và lắng nghe phản hồi từ họ. Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển cá nhân và chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo và phát triển. Leader cũng nên chia sẻ những thách thức của họ về tình trạng kiệt sức và cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi lên tiếng.

>>> Xem thêm: Quản trị văn hóa doanh nghiệp: Giải pháp trong thời đại số

4.4 Áp dụng chế độ làm việc linh hoạt

Cho phép nhân viên làm việc từ xa, thiết lập giờ làm việc linh hoạt và phân công công việc hợp lý giúp giảm áp lực và tạo điều kiện làm việc thoải mái. Làm việc từ xa giúp nhân viên tiết kiệm thời gian di chuyển và có thể làm việc tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet. Thiết lập chế độ làm việc linh hoạt như làm việc theo giờ linh hoạt, xoay ca hoặc không giới hạn giờ làm giúp nhân viên điều chỉnh lịch làm việc theo nhu cầu cá nhân và quản lý thời gian một cách hiệu quả.

4.5 Khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân

Doanh nghiệp nên thiết lập chính sách nghỉ phép hợp lý, tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ ngơi và quản lý thời gian hiệu quả. Khuyến khích nhân viên sử dụng ngày phép và tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng giúp giảm căng thẳng và phục hồi năng lượng. Cung cấp các phúc lợi như du lịch công ty, thưởng cho những nhân viên sử dụng hết ngày phép trong năm và hỗ trợ khi nhân viên cần nghỉ phép giúp tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hỗ trợ.

Làm việc hợp lý và điều độ là cách tốt nhất để tăng hiệu suất làm việc hiệu quả nhất

Làm việc hợp lý và điều độ là cách tốt nhất để tăng hiệu suất làm việc hiệu quả nhất

MGE là hệ thống cổng thông tin nội bộ toàn diện chính là giải pháp bạn đang tìm kiếm. Với MGE, doanh nghiệp có thể xây dựng một môi trường làm việc minh bạch, kết nối, và khuyến khích học hỏi. Tính năng chia sẻ kiến thức, hỗ trợ trực tuyến và các công cụ quản lý công việc hiệu quả giúp giảm thiểu áp lực, tăng cường sự hợp tác và tạo động lực làm việc cho nhân viên và tăng hiệu suất làm việc.

Lời kết

Hội chứng kiệt sức là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể được ngăn chặn và phục hồi nếu doanh nghiệp có các biện pháp phù hợp. Bằng cách quản lý công việc hiệu quả, tạo môi trường làm việc gắn kết và linh hoạt, cùng với việc thúc đẩy văn hóa lắng nghe và chia sẻ, doanh nghiệp có thể bảo vệ sức khỏe của nhân viên và tăng hiệu suất làm việc. MGE sẽ làm rõ những giải pháp này để giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và bền vững.

Có thể bạn quan tâm:

>>> 9 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên giúp nâng cao hiệu suất làm việc

>>> Tổng hợp các bài viết liên quan đến các hoạt động giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên

Về tác giả

Trung Thành

Liên hệ với chúng tôi