Trong bối cảnh công nghệ và toàn cầu hóa không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Những thay đổi này không chỉ yêu cầu tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn đòi hỏi một cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo hơn trong mọi khía cạnh của công việc. Việc nhận diện và thích ứng với các xu hướng mới sẽ giúp phát triển văn hóa doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Bài viết dưới đây hãy cùng MGE tìm hiểu những xu hướng quan trọng đang định hình tương lai của nhân sự.
1. Linh hoạt về thời gian và không gian làm việc để phát triển văn hóa doanh nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng Internet, yêu cầu về tính linh hoạt trong công việc ngày càng trở nên cấp thiết. Nhân viên mong muốn có thể làm việc ở bất cứ đâu, vào bất kỳ thời gian nào mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc. Xu hướng này không chỉ làm thay đổi cách thức làm việc mà còn tạo ra những chuyển biến lớn trong cách doanh nghiệp đánh giá và quản lý nhân sự.
1.1 Hiệu suất công việc dựa trên kết quả đầu ra
Truyền thống đánh giá nhân viên dựa trên thời gian làm việc tại văn phòng đang dần trở nên lỗi thời. Thay vào đó, kết quả công việc – hay còn gọi là “đầu ra” – được sử dụng làm tiêu chí chính để đánh giá hiệu suất của nhân viên. Với cách tiếp cận này, nhân viên không còn bị gò bó trong khuôn khổ giờ hành chính, mà thay vào đó họ có thể tập trung vào việc đạt được mục tiêu công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Nhờ vậy, nhân viên có thể linh hoạt sắp xếp thời gian để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự hài lòng trong công việc. Từ phía doanh nghiệp, cách tiếp cận này cũng giúp tối ưu hóa năng suất làm việc, khi nhân viên có thể làm việc trong khung giờ mà họ cảm thấy hiệu quả nhất và cũng là cách để phát triển văn hóa doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên dựa trên thang điểm
1.2 Xu hướng làm việc từ xa và sự thay đổi trong đánh giá hiệu suất để phát triển văn hóa doanh nghiệp
Làm việc từ xa đã trở thành một phần không thể thiếu trong mô hình làm việc hiện đại, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 đã buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi sang hình thức này. Với sự hỗ trợ của các công cụ quản lý công việc và giao tiếp trực tuyến, nhân viên có thể thực hiện công việc từ bất cứ đâu, chỉ cần có kết nối internet. Xu hướng này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn mở rộng phạm vi tuyển dụng của doanh nghiệp, khi họ có thể tìm kiếm nhân tài trên toàn cầu mà không bị giới hạn bởi địa lý.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức cho các nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu suất của nhân viên, thay vì dựa vào sự hiện diện tại văn phòng, các nhà quản lý cần áp dụng các công cụ và phương pháp đánh giá mới, tập trung vào kết quả công việc và mức độ hoàn thành mục tiêu. Làm việc từ xa cũng đòi hỏi sự tin tưởng lớn hơn từ phía nhà quản lý, cũng như khả năng tự quản lý thời gian và công việc từ phía nhân viên. Do đó, việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự tin tưởng và cam kết lẫn nhau trở nên vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả của mô hình làm việc này.
2. Phát triển bản thân và sự nghiệp trong phát triển văn hóa doanh nghiệp
Sự nghiệp của nhân viên ngày nay không còn bị giới hạn bởi các lộ trình thăng tiến truyền thống. Thay vào đó, nhân viên có thể tự định hướng sự phát triển của mình dựa trên sở thích và kỹ năng cá nhân. Điều này không chỉ giúp họ thăng tiến nhanh chóng mà còn mang lại sự hài lòng cao hơn trong công việc.
2.1 Thăng tiến của nhân viên không còn giới hạn bởi thời gian
Trước đây, sự thăng tiến trong sự nghiệp thường theo từng bậc rõ ràng, từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn, dựa trên kinh nghiệm làm việc và thời gian công tác. Chẳng hạn, một nhân viên bán hàng sẽ bắt đầu từ vị trí nhân viên kinh doanh, sau đó thăng tiến lên trưởng phòng kinh doanh, rồi đến giám đốc kinh doanh… Quá trình này thường mất nhiều năm để hoàn thành và đạt được vị trí mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và công nghệ.
Cụ thể rõ nét là sự gia tăng của các chương trình phát triển lãnh đạo trẻ trong các doanh nghiệp, nơi mà những nhân viên trẻ có tiềm năng được giao những nhiệm vụ quan trọng và có cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Doanh nghiệp sẽ phát hiện và phát triển những nhân tài tiềm năng mà còn giữ chân họ lâu dài, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, đóng góp vào phát triển văn hóa doanh nghiệp.
2.2 Sự nghiệp tự do và vai trò của freelancer
Cùng với sự phát triển của công nghệ và Internet, mô hình làm việc tự do (freelancer) đã trở nên phổ biến và được nhiều người lao động lựa chọn. Thay vì gắn bó với một công ty cố định, freelancer có thể tự do lựa chọn các dự án mà họ yêu thích, làm việc với nhiều đối tác khác nhau và định hướng sự nghiệp của mình theo cách riêng. Đối với các doanh nghiệp, xu hướng này mang lại cả cơ hội lẫn thách thức. Một mặt, họ có thể tiếp cận với nguồn lực nhân sự đa dạng và chuyên môn cao từ khắp nơi trên thế giới.
Mặt khác, họ cần phải tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và hấp dẫn để thu hút và giữ chân những freelancer giỏi nhất. Việc quản lý một đội ngũ gồm cả nhân viên toàn thời gian và freelancer đòi hỏi các nhà quản lý phải có những kỹ năng đặc biệt, như khả năng giao tiếp hiệu quả, quản lý từ xa và xây dựng mối quan hệ bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải sẵn sàng cho những thay đổi nhanh chóng, khi mà các freelancer có thể dễ dàng chuyển sang dự án khác nếu họ không tìm thấy sự hài lòng trong công việc hiện tại.
>>> Xem thêm: Cách quản lý nhân sự đa thế hệ hiệu quả trong môi trường công sở
3. Tri thức và văn hóa chia sẻ trong doanh nghiệp
Một trong những xu hướng nổi bật của nhân sự trong tương lai là sự cởi mở và chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp. Việc chia sẻ kiến thức không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người đều có cơ hội đóng góp và phát triển.
3.1 Chia sẻ kiến thức qua các chương trình và kênh truyền thông nội bộ
Trong quá khứ, nhân viên thường giữ kín kiến thức và kinh nghiệm của mình, vì lo sợ rằng việc chia sẻ chúng có thể làm giảm giá trị của họ trong tổ chức. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay đang thay đổi mạnh mẽ, với việc nhân viên ngày càng cởi mở và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình với đồng nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đại đang khuyến khích việc chia sẻ kiến thức thông qua các kênh truyền thông nội bộ và các chương trình đào tạo, hội thảo, hackathon… Những hoạt động này không chỉ giúp lan tỏa tri thức mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong công việc. Điều này giúp phát triển văn hóa doanh nghiệp, làm việc tích cực, nơi mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Phương pháp và nền tảng giúp truyền thông nội bộ hiệu quả trong doanh nghiệp
3.2 Mọi nhân viên đều có thể trở thành lãnh đạo
Trước đây, vai trò lãnh đạo thường chỉ giới hạn ở những người có chức vụ cao trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay đang dần thay đổi, khi mà mọi nhân viên đều có cơ hội trở thành lãnh đạo trong phạm vi công việc của mình. Không có nghĩa là mọi nhân viên đều phải thăng tiến lên vị trí quản lý, mà thay vào đó, họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các dự án, nhóm làm việc hoặc đơn giản là trở thành người dẫn dắt về chuyên môn trong lĩnh vực của mình.
Sự thay đổi này giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình mà còn tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và sáng tạo, nơi mà sự đổi mới luôn được khuyến khích. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng lãnh đạo ngay từ những giai đoạn đầu của sự nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng mà còn giữ chân những nhân tài có tiềm năng, tạo ra một lực lượng lao động mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai.
4. Học tập và thích ứng với thay đổi
Học tập liên tục là yếu tố then chốt giúp nhân viên thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường làm việc. Trong tương lai, việc học không chỉ để trang bị thêm kiến thức mà còn là cách nhanh nhất để nhân viên thích ứng với những yêu cầu mới của công việc và thị trường.
4.1 Học tập liên tục để thích ứng với yêu cầu mới
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và thị trường luôn thay đổi, việc cập nhật kiến thức và kỹ năng mới là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp cần xác định những năng lực cần thiết cho sự phát triển văn hóa trong doanh nghiệp và định hướng các chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên, thay vì những chương trình đào tạo truyền thống, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang mô hình đào tạo liên tục, nơi mà nhân viên được khuyến khích học hỏi và phát triển bản thân không ngừng. Giúp nhân viên nâng cao kỹ năng mà còn chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức và cơ hội mới.
>>> Xem thêm: Hệ thống Elearning: Giải pháp đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp
4.2 Học mọi lúc mọi nơi nhờ công nghệ
Nhờ sự phát triển của công nghệ, việc học tập không còn bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm. Các nền tảng học trực tuyến, ứng dụng di động đã mở ra cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, giúp nhân viên liên tục cập nhật kiến thức và phát triển bản thân. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các công cụ này để cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo phù hợp với từng nhân viên, giúp họ phát triển kỹ năng một cách linh hoạt và hiệu quả. Đồng thời, việc học tập thông qua các nền tảng số cũng giúp tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp, nhất là phát triển văn hóa doanh nghiệp.
MGE là hệ thống cổng thông tin nội bộ toàn diện, giúp doanh nghiệp kết nối các thành viên, thúc đẩy truyền thông minh bạch và xây dựng văn hóa học tập, chia sẻ kiến thức. MGE có thể tạo ra một nền tảng cho nhân viên chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những xu hướng mới, như linh hoạt trong công việc và phát triển bản thân. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực trong tương lai.
Lời kết
Những xu hướng phát triển của nhân sự trong tương lai đang định hình lại cách chúng ta làm việc và phát triển sự nghiệp. Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần nhận diện và thích ứng với những xu hướng này. Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, khuyến khích sự phát triển cá nhân và văn hóa chia sẻ, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực, đồng thời phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hãy cùng MGE tiếp tục khám phá và thích ứng với những thay đổi trong tương lai để đạt được thành công lâu dài.
>>> Xem thêm: Hệ thống LMS giúp tối ưu quá trình đào tạo nội bộ trong thời đại 4.0