Thế giới kinh doanh ngày một biến động, các giá trị cốt lõi chính là những nguyên tắc quan trọng giúp định hình văn hóa và bản sắc của một doanh nghiệp. Việc thực thi và duy trì nguyên tắc cốt lõi không chỉ giúp tổ chức phát triển bền vững mà còn tạo ra môi trường làm việc tích cực, gắn kết. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc “sống” cùng những giá trị này. Hãy cùng MGE tìm hiểu cách làm thế nào để “sống” cùng nguyên tắc cốt lõi trong doanh nghiệp nhé.
1. Định hình giá trị cốt lõi
1.1 Giá trị cốt lõi: Đâu là loại phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Trước khi định hình nguyên tắc cốt lõi, doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại giá trị khác nhau. Giá trị cốt lõi (core values) là những nguyên tắc không thể thay đổi, phản ánh bản chất và sứ mệnh của tổ chức. Giá trị khát vọng (aspirational values) là những giá trị doanh nghiệp cần có để đạt được mục tiêu trong tương lai. Giá trị tiên quyết (permission-to-play values) là các chuẩn mực hành vi cơ bản mà mọi nhân viên phải tuân thủ. Giá trị phát sinh (accidental values) là những giá trị tự phát xuất hiện trong quá trình phát triển của tổ chức.
Giá trị nền tảng thường phản ánh niềm tin và nguyên tắc của người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Những giá trị này không bao giờ được thỏa hiệp, bất kể lợi ích ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể đạt được. Một ví dụ điển hình về nguyên tắc cốt lõi là “HP Way” của công ty công nghệ thông tin và điện tử Hewlett-Packard. “HP Way” là tập hợp các giá trị và nguyên tắc quản lý được phát triển bởi hai nhà sáng lập Bill Hewlett và Dave Packard, tập trung vào sự tôn trọng cá nhân, sự tin tưởng và cam kết đối với khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Những giá trị này tạo nên nền tảng vững chắc và đặc biệt của HP, giúp công ty phát triển bền vững và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2 Đâu mới là giá trị phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?
Các giá trị cốt lõi phải phản ánh đúng bản chất của tổ chức và được định hình dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh cũng như văn hóa doanh nghiệp. Việc lựa chọn các nguyên tắc cốt lõi cần có sự tham gia và cam kết từ ban lãnh đạo, đảm bảo các giá trị này không chỉ là khẩu hiệu mà còn được thực thi nghiêm túc.
Quá trình lựa chọn nguyên tắc cốt lõi cần sự cân nhắc kỹ lưỡng và thời gian để thảo luận, đánh giá. Các giá trị không nên chỉ được sao chép từ các tổ chức khác hoặc dựa trên những gì được xem là “hay ho” trong ngành. Thay vào đó, chúng cần phải phản ánh đúng bản chất và mục tiêu của doanh nghiệp, phù hợp với những gì doanh nghiệp đang hướng tới và có khả năng thực thi trong thực tế.
Ví dụ, một công ty công nghệ có thể lựa chọn giá trị “Đổi mới” (Innovation) làm giá trị nền tảng nếu họ thực sự cam kết đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khuyến khích nhân viên sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Ngược lại, một công ty dịch vụ khách hàng có thể lựa chọn giá trị “Chất lượng” (Quality) nếu họ đặt trọng tâm vào việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng từ khách hàng.
>>>Xem thêm: Những bước cần nhớ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
2. Áp dụng giá trị cốt lõi vào hoạt động doanh nghiệp
2.1 Tuyển dụng và đào tạo
Nguyên tắc cốt lõi cần được lồng ghép vào quy trình tuyển dụng và đào tạo. Mỗi nhân viên khi gia nhập tổ chức cần được giới thiệu và hiểu rõ về giá trị của doanh nghiệp. Quy trình tuyển dụng cần đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với các giá trị này, từ đó đảm bảo sự gắn kết và đồng lòng trong toàn bộ nhân sự.
Một ví dụ điển hình về việc lồng ghép những yếu tố cốt lõi vào quy trình tuyển dụng và đào tạo là công ty Comergent Technologies. Tại đây, từ lễ tân đến phó chủ tịch, mọi ứng viên đều được đánh giá kỹ lưỡng về mức độ phù hợp với giá trị công ty, bên cạnh kỹ năng và kinh nghiệm. Trong các cuộc phỏng vấn, CEO Jean Kovacs và nhân viên của bà thường đặt ra các câu hỏi thẳng thắn về kỳ vọng công việc và thành tích trước đây, và thử thách tính tận tâm hoặc động lực tự thân của các ứng viên bằng cách yêu cầu họ mô tả một thành tựu mà người khác cho là không thể.
Sau khi gia nhập Comergent, nhân viên được nhắc đi nhắc lại rằng các giá trị của công ty không phải là những lời nói suông. Mọi người được đánh giá dựa trên các nguyên tắc cốt lõi, và khi đến thời điểm trao thưởng và tăng lương, Kovacs và nhóm của bà lại sử dụng các giá trị này làm tiêu chí. Ngay cả quyết định cho ai đó ra đi cũng được dẫn dắt bởi nền tảng cốt lõi. “Tôi có thể làm việc với một người cần đào tạo thêm, nhưng khi vấn đề liên quan tới các giá trị cốt lõi, tôi không khoan nhượng,” Kovacs giải thích. “Đó là yếu tố đảm bảo sức mạnh văn hóa Comergent.”
2.2 Đánh giá và khen thưởng
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý hiệu suất, tiêu chí đánh giá thăng chức và khen thưởng cũng nên dựa trên những giá trị nền tảng. Nhân viên cần được nhắc nhở thường xuyên về tầm quan trọng của các nguyên tắc cốt lõi, từ đó có thể đánh giá được dựa trên việc thực thi các giá trị này. Những hành vi, hoạt động, thành tích phản ánh đúng giá trị cốt lõi cần được ghi nhận và khen thưởng kịp thời.
Một ví dụ điển hình về việc lồng ghép nền tảng cốt lõi vào hệ thống đánh giá và khen thưởng là tập đoàn bán lẻ Walmart. Walmart liên tục nhấn mạnh các giá trị cơ bản như: sự xuất sắc, dịch vụ khách hàng, sự tôn trọng thông qua nhiều phương pháp khác nhau,… từ bài hát cổ vũ Walmart Cheer đến các chương trình đào tạo của họ. Sự cam kết của ban lãnh đạo Walmart trong việc củng cố các giá trị này không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động, như thưởng tiền mặt và các hình thức ghi nhận khác khi nhân viên đưa ra các sáng kiến mới để cải thiện dịch vụ khách hàng.
Ngoài ra, nhiều tổ chức in những giá trị về mặt tinh thần của mình lên áo phông và cốc rồi phát cho nhân viên, nhưng các phương pháp hiệu quả nhất thường đơn giản và ít tốn kém hơn. Thêm vào đó, thay vì chỉ nhận được những quy tắc khô khan, nhân viên mới tại công ty có thể được truyền cảm hứng thông những câu chuyện sống động về tinh thần phục vụ khách hàng của các đồng nghiệp hoặc những thành tựu mà công ty đã chinh phục được. Những câu chuyện này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về sứ mệnh cốt lõi của công ty mà còn khơi dậy trong mỗi người một niềm tự hào và mong muốn được đóng góp vào những thành công chung.
>>>Xem thêm: Quy trình ba bước áp dụng giá trị cốt lõi vào doanh nghiệp hiệu quả
3. Những ví dụ thành công và bài học rút ra
3.1 Trường hợp của Volkswagen và Theranos
Điển hình là các vụ bê bối của Volkswagen và Theranos là những bài học quý giá về việc không thực thi đúng giá trị cốt lõi. Volkswagen với văn hoá doanh nghiệp là trách nhiệm và trung thực nhưng lại vi phạm nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả tài chính và uy tín. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phát hiện Volkswagen đã sử dụng phần mềm gian lận để vượt qua các bài kiểm tra khí thải. Trong điều kiện thực tế, mức khí thải của xe vượt tiêu chuẩn tới 40 lần. Hậu quả là Volkswagen đối mặt với hàng loạt vụ kiện tập thể, thiệt hại tài chính lên tới hơn 30 tỷ USD, bao gồm tiền phạt, chi phí thu hồi xe và bồi thường cho khách hàng. Vụ bê bối cũng làm tổn hại nghiêm trọng thương hiệu Volkswagen, biến hãng xe từng được xem là biểu tượng của chất lượng và độ tin cậy trở thành ví dụ tiêu biểu của sự gian dối và không trung thực.
Tương tự, Theranos tuyên bố giá trị chính trực và trung thực nhưng lại gian lận, gây mất niềm tin nghiêm trọng. Công ty công nghệ sinh học này hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng hóa ngành xét nghiệm máu với công nghệ cho phép thực hiện hàng loạt xét nghiệm chỉ từ vài giọt máu. Tuy nhiên, toàn bộ công nghệ của Theranos chỉ là một lời nói dối, dù vị CEO nổi tiếng Elizabeth Holmes đã tuyên bố các văn hoá cốt lõi của công ty là chính trực và trung thực. Sau sự việc, công ty đã phải trả hơn 700 triệu USD để giải quyết các vụ kiện từ nhà đầu tư và khách hàng như Rupert Murdoch và gia đình Walton. CEO Elizabeth Holmes và Ramesh “Sunny” Balwani – Cựu chủ tịch kiêm COO của Theranos đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Vụ bê bối cũng làm suy giảm niềm tin của công chúng vào các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học và y tế.
Đây chỉ là hai trong nhiều trường hợp cho thấy hậu quả nghiêm trọng của việc không nhận thức và thực thi đúng theo bộ sứ mệnh cốt lõi của doanh nghiệp. Những bài học này cho thấy, việc không thực hiện đúng các văn hoá cốt lõi không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.
3.2 Các doanh nghiệp tiêu biểu khác
Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc áp dụng và duy trì văn hoá cốt lõi. Trong đó, Intel – tập đoàn sản xuất chất bán dẫn nổi tiếng nhất Hoa Kỳ được biết đến với văn hóa khắt khe, khuyến khích sự mạo hiểm và tranh luận mang tính xây dựng. Nhân viên của Intel được thúc đẩy khám phá giá trị của sự rủi ro, mạo hiểm bằng cách thách thức các quy chuẩn và tham gia vào những cuộc xung đột mang tính xây dựng. Nhân viên mới của Intel được dạy cách tranh luận mà không giữ bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào. Nhà sáng lập Intel Andy Grove nổi tiếng là sẵn sàng thách thức, thậm chí mắng mỏ các giám đốc trong các cuộc họp. Một trong những cựu quản lý dưới trướng Grove kể lại lần bị khiển trách trong một bài thuyết trình. Chỉ vài phút sau khi cuộc họp bắt đầu, Grove đã ngắt lời ông ấy và nói, “Nếu cái này không trở nên thú vị hơn, bạn có thể dừng lại luôn và quay lại buổi họp sau với một câu chuyện hay hơn.”
Một ví dụ khác về việc thực thi văn hoá cốt lõi là Siebel Systems. Công ty công nghệ này nổi bật với triết lý kinh doanh là chuyên nghiệp, điều này giúp tách biệt họ với môi trường thoải mái và kém nghiêm túc của các công ty công nghệ khác tại Thung lũng Silicon. Nhân viên của Siebel bị cấm ăn uống tại bàn làm việc và không được trang trí nhiều hơn hai bức ảnh tại không gian của mình. Những điều này không phù hợp với văn hóa chung tại Thung lũng Silicon, nhưng với bên ngoài, chúng giúp Siebel nổi bật hơn các doanh nghiệp khác. Trong nội bộ, chúng giúp Siebel truyền tải thông điệp mạnh mẽ tới nhân viên của mình kể cả hiện tại hay trong tương lai: phải luôn hành xử một cách chuyên nghiệp để thành công.
Thông qua các tính năng đa dạng như diễn đàn thảo luận, khóa học trực tuyến, bảng tin nội bộ, MGE tạo ra một không gian mở, nơi nhân viên có thể cùng nhau trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về cách ứng xử trong các tình huống khác nhau. MGE tin chắc rằng, MGE sẽ là hệ thống mạng nội bộ giúp doanh nghiệp truyền tải và thực thi giá trị cốt lõi một cách hiệu quả. Nhờ MGE, văn hoá cốt lõi không chỉ là lý thuyết mà trở thành nguyên tắc sống, định hướng cho hành động và quyết định, góp phần tạo nên những câu chuyện thành công đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Bài học từ văn hóa doanh nghiệp của Vingroup để phát triển bền vững
Kết luận
Giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Để “sống” cùng sứ mệnh cốt lõi, các tổ chức cần hiểu rõ và lựa chọn giá trị phù hợp nhất, áp dụng vào mọi hoạt động từ tuyển dụng, đào tạo đến đánh giá và khen thưởng. Những bài học từ các doanh nghiệp thành công và thất bại là minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của việc thực thi giá trị một cách nghiêm túc và nhất quán. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, gắn kết, thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân và toàn thể tổ chức.