Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc các cuộc đua khốc liệt trên thị trường ngày càng tăng cao, thu hút và giữ chân nhân tài là bài toán sống còn cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc tập trung vào hiệu suất, lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua một yếu tố quan trọng không kém đó chính là trải nghiệm nhân viên. Vậy, doanh nghiệp đã thực sự chú ý đến trải nghiệm nhân viên hay chưa? Hãy cùng khám phá những khía cạnh quan trọng của trải nghiệm nhân viên và cách thức tối ưu hóa chúng cùng MGE nhé.
1. Trải nghiệm nhân viên (Employee experience) là gì?
1.1 Định nghĩa trải nghiệm nhân viên
Trải nghiệm nhân viên là tổng hợp các cảm nhận của nhân viên trong suốt hành trình làm việc tại doanh nghiệp, từ khi họ tìm hiểu, ứng tuyển, làm việc, phát triển sự nghiệp đến lúc rời bỏ công ty. Trải nghiệm này không chỉ ảnh hưởng đến sự hài lòng và gắn bó của nhân viên mà còn đến hiệu suất và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
1.2 Lợi ích của việc tạo cảm xúc tích cực cho nhân viên
- Tăng cường sự gắn bó: Nhân viên sẽ cảm thấy được đánh giá cao và có động lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu suất làm việc: Môi trường làm việc tích cực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.
- Giảm tỷ lệ nghỉ việc: Khi nhân viên hài lòng với công việc và môi trường làm việc, tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm.
- Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: Một môi trường làm việc tích cực và nhân viên hài lòng sẽ giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp trong mắt đối tác và khách hàng.
- Thu hút nhân tài: Môi trường làm việc tích cực là yếu tố quan trọng giúp thu hút những ứng viên tài năng đến với doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bí quyết quản lý nhân sự bằng cách đặt bộ phận nhân sự làm trung tâm
2. Các giai đoạn trong hành trình trải nghiệm
2.1 Giai đoạn 1: Tuyển Dụng (Hire)
Quá trình tuyển dụng là điểm bắt đầu của hành trình xây dựng trải nghiệm nhân viên, việc này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu. Một quy trình tuyển dụng phải đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp từ việc đăng tin tuyển dụng đến các vòng phỏng vấn. Tất cả phải khiến ứng viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tự tin và từ đó tăng cường khả năng họ chọn gia nhập công ty.
2.2 Giai đoạn 2: Hội nhập (Onboarding)
Giai đoạn hội nhập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân viên mới nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới. Một buổi chào chỉn chu, chu đáo sẽ giúp nhân viên cảm thấy được chào đón và hòa nhập.
Kế tiếp cần giúp nhân viên làm quen với các chương trình đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, quy trình làm việc và các công cụ hỗ trợ công việc… Điều này sẽ giúp nhân viên mới có thể nắm bắt được công việc nhanh chóng, tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, quy trình Onboarding càng nên chú trọng về mặt hiệu quả sẽ làm tăng sự hào hứng của nhân viên trong công việc mới. Quan trọng nhất là tạo sự kết nối lâu dài giữa nhân viên và doanh nghiệp.
2.3 Giai đoạn 3: Phát triển nghề nghiệp (Development)
Phát triển nghề nghiệp là giai đoạn mà doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo và cơ hội thăng tiến giúp nhân viên cảm thấy được đầu tư và quan tâm đến sự nghiệp của mình.
Ví dụ, một chương trình thăng tiến rõ ràng và minh bạch sẽ tạo động lực cho nhân viên phấn đấu và gắn bó lâu dài với công ty.
2.4 Giai đoạn 4: Giữ chân nhân tài (Retention)
Giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Để làm được điều này, cần có các chính sách phúc lợi hấp dẫn và công bằng, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. Khi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, được đánh giá cao và có cơ hội phát triển, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp, giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc.
2.5 Giai đoạn 5: Rời bỏ (Exit)
Cuối cùng, giai đoạn rời bỏ là thời điểm doanh nghiệp cần hỗ trợ nhân viên khi họ quyết định rời công ty. Thực hiện các cuộc phỏng vấn để hiểu lý do nhân viên nghỉ việc là gì, tìm cách cải thiện, từ đó giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm cần cải thiện.
Đảm bảo quy trình nghỉ việc diễn ra minh bạch, hỗ trợ nhân viên trong giai đoạn này sẽ tạo ra sự chuyên nghiệp và nhân văn, góp phần xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Quy trình 3 bước đưa giá trị cốt lõi vào thực tế doanh nghiệp
3. Bí quyết tạo cảm xúc tích cực cho nhân viên: Nâng cao hiệu suất và gắn kết
Trong môi trường làm việc cạnh tranh như hiện nay, cảm xúc tích cực của nhân viên đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Có nhiều yếu tố tác động đến cảm xúc của nhân viên, tuy nhiên cũng có nhiều bí quyết để tạo ra được những năng lượng, cảm xúc tích cực cho họ. Để áp dụng thành công những phương pháp đó, cần lưu ý những yếu tố sau:
Văn hóa doanh nghiệp
- Tạo môi trường minh bạch, khuyến khích sáng tạo: Khuyến khích sự cởi mở, trung thực và tôn trọng giữa các nhân viên và ban lãnh đạo. Tạo điều kiện cho nhân viên có thể đóng góp ý tưởng và sáng tạo.
Ví dụ: Tổ chức các buổi họp định kỳ để chia sẻ thông tin về hoạt động kinh doanh, định hướng chiến lược, và tình hình tài chính của công ty. Tại Buffer, tất cả nhân viên đều có quyền truy cập vào thông tin về lương của đồng nghiệp và tài chính công ty, giúp tạo ra sự minh bạch và tin tưởng lẫn nhau.
Môi trường làm việc
- Không gian làm việc thoải mái: Đảm bảo không gian làm việc của nhân viên sạch sẽ, thoáng mát và được trang bị đầy đủ tiện nghi.
Ví Dụ: Thiết kế không gian làm việc với ánh sáng tự nhiên, cây xanh và các khu vực nghỉ ngơi để nhân viên thư giãn. Google nổi tiếng với nhiều khu vực văn phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, bao gồm: phòng tập gym, khu vui chơi, và quán cafe miễn phí,… Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tạo sự hứng khởi cho công việc.
- Chính sách linh hoạt: Cung cấp chính sách làm việc linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc để nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Ví dụ: Cho phép nhân viên làm việc từ xa hoặc có lịch làm việc linh hoạt để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Tại Salesforce, nhân viên có thể chọn làm việc từ xa và linh hoạt thời gian làm việc, giúp họ cân bằng giữa công việc và gia đình.
Công Nghệ:
- Hỗ trợ và đào tạo sử dụng công nghệ hiện đại: Sử dụng các công cụ và hệ thống công nghệ tiên tiến giúp tăng hiệu suất công việc và cải thiện giao tiếp nội bộ. Bên cạnh đó, cần tổ chức các buổi đào tạo để nhân viên có thể sử dụng các công nghệ, phần mềm mới một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: Atlassian sử dụng các công cụ nội bộ như Jira và Confluence để cải thiện sự hợp tác và quản lý dự án, giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Chính sách phát triển:
- Cơ hội học tập: Cung cấp các khóa đào tạo, khoá học, chương trình phát triển kỹ năng và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Ví Dụ: Tổ chức các khóa học, hội thảo và chương trình đào tạo nội bộ để phát triển kỹ năng cho nhân viên. Các khóa nâng cao trình độ, kỹ năng giao tiếp… Như: Amazon có chương trình Career Choice, hỗ trợ tài chính cho nhân viên tham gia vào các khóa học và đào tạo để phát triển sự nghiệp.
- Đánh Giá và Phản Hồi: Thực hiện các buổi đánh giá hiệu suất và cung cấp phản hồi thường xuyên để giúp nhân viên cải thiện.
Ví dụ: Thiết lập hệ thống đánh giá, kiểm tra hiệu suất làm việc định kỳ và cung cấp phản hồi thường xuyên cho nhân viên. Netflix thực hiện phương pháp phản hồi 360 độ, giúp nhân viên nhận được phản hồi từ cả đồng nghiệp và quản lý, qua đó cải thiện hiệu suất công việc.
>>> Xem thêm: Khi môi trường cạnh tranh tiêu cực “đội lốt” lành mạnh
Kết luận
Trải nghiệm nhân viên không chỉ là một yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp mà còn phản ánh mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến con người. Bằng cách đầu tư vào cảm nhận của mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ gặt hái được những lợi ích lâu dài về sự gắn bó, hiệu suất và danh tiếng.
Nếu bạn mong muốn xây dựng môi trường làm việc tích cực, hãy tìm đến chúng tôi – MGE là giải pháp giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên bằng cách cung cấp thông tin kịp thời, hỗ trợ đào tạo, cải thiện truyền thông nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hệ thống này giúp tăng cường sự kết nối, phát triển kỹ năng, từ đó giải quyết hiệu quả các vấn đề về sự hài lòng của nhân viên.