Tối ưu quản trị nhân sự với MBTI: Bí quyết đặt đúng người, đúng việc

Tối ưu quản trị nhân sự với MBTI: Bí quyết đặt đúng người, đúng việc

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc hiểu rõ và phát huy điểm mạnh của nhân viên trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Một trong những công cụ hiệu quả để đạt được mục tiêu này là bài trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator). MBTI không chỉ giúp cá nhân hiểu rõ hơn về bản thân mà còn mang lại nhiều ứng dụng hữu ích trong quản trị doanh nghiệp.

1. Khái niệm MBTI trong quản trị doanh nghiệp

MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là công cụ trắc nghiệm tính cách dựa trên 16 nhóm tính cách, được phát triển bởi Isabel Myers và Kathryn Briggs. MBTI giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có thể phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của mình. Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất trong lĩnh vực tâm lý học, nhân sự và quản trị doanh nghiệp.

Giới thiệu sơ lược về bài trắc nghiệm tính cách MBTI

Giới thiệu sơ lược về bài trắc nghiệm tính cách MBTI

MBTI đánh giá tính cách con người dựa trên bốn cặp phạm trù chính gồm:

  • Hướng ngoại (Extraversion) >< Hướng nội (Introversion): Hướng ngoại là những người năng động, thích giao tiếp và hoạt động xã hội. Hướng nội lại thích những hoạt động cá nhân và tập trung vào các suy nghĩ sâu sắc.
  • Giác quan (Sensing) >< Trực giác (Intuition): Người mạnh về nhóm giác quan thường chú trọng đến chi tiết, thực tế và những điều có thể nhìn thấy. Trong khi đó, người có trực giác nhạy bén lại thiên về suy nghĩ trừu tượng và dự đoán tương lai.
  • Lý trí (Thinking) >< Cảm xúc (Feeling): Người lý trí đưa ra quyết định dựa trên tính logic và thực tế, còn người cảm xúc đưa ra quyết định dựa trên cảm nhận và giá trị cá nhân.
  • Nguyên tắc (Judging) >< Linh hoạt (Perceiving): Người nguyên tắc thích kế hoạch rõ ràng và sự ổn định, trong khi đó người linh hoạt lại dễ thích nghi và cởi mở với các khả năng mới.

2. Tổng quan 16 nhóm tính cách MBTI trong quản trị doanh nghiệp

MBTI phân chia thành 16 nhóm tính cách khác nhau dựa trên 4 cặp phạm trù trên. Mỗi nhóm tính cách có đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và gợi ý ngành nghề phù hợp riêng. Trong đó, việc hiểu rõ các nhóm tính cách này sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc phân bổ các vị trí tương ứng để đảm bảo tiêu chí giao nhiệm vụ “đúng người, đúng việc”.

16 nhóm tính cách trong MBTI

16 nhóm tính cách trong MBTI

Dưới đây là sơ lược về 16 nhóm tính cách trong bài trắc nghiệm tính cách MBTI:

Nhóm tính cách Mô tả Ngành nghề phù hợp
ENFJ (Người cho đi) Nhiệt tình, quan tâm đến người khác, có khả năng lãnh đạo Nhà ngoại giao, nhà tâm lý học, quản lý nhân sự,…
ENFP (Người truyền cảm hứng) Sáng tạo, nhiệt tình, có khả năng giao tiếp tốt Nghệ thuật, truyền thông, giáo dục,…
ENTJ (Nhà điều hành) Quyết đoán, có khả năng tổ chức và khả năng lãnh đạo tốt Doanh nhân, giám đốc điều hành, quan tòa,…
ENTP (Người có tầm nhìn) Sáng tạo, linh hoạt, thích khám phá các ý tưởng mới Công nghệ, nghiên cứu và phát triển,…
ESFJ (Người quan tâm) Chu đáo, trách nhiệm, thích giúp đỡ người khác Y tế, giáo dục, dịch vụ xã hội,…
ESFP (Người trình diễn) Năng động, vui vẻ, thích các hoạt động xã hội Giải trí, du lịch, dịch vụ khách hàng,…
ESTJ (Người giám hộ) Thực tế, quyết đoán, có khả năng tổ chức tốt Quản lý, hành chính, các công việc cần sự ổn định,…
ESTP (Người thực thi) Năng động, thực tế, thích thử thách Bán hàng, marketing, thể thao,…
INFJ (Người che chở) Sâu sắc, nhạy cảm, có tầm nhìn xa Tâm lý học, văn học, nghệ thuật,…
INFP (Người lý tưởng hóa) Sáng tạo, nhiệt huyết, có giá trị đạo đức cao Văn học, nghệ thuật, giáo dục,…
INTJ (Nhà khoa học) Tầm nhìn chiến lược, quyết đoán, tự tin Lãnh đạo, quản lý dự án, nghiên cứu,…
INTP (Nhà tư duy) Phân tích, tò mò, tư duy logic cao Công nghệ, khoa học, nghiên cứu,…
ISFJ (Người nuôi dưỡng) Trung thành, chu đáo, có trách nhiệm Y tế, chăm sóc trẻ em, quản lý, dịch vụ xã hội,…
ISFP (Người nghệ sĩ) Nhạy cảm, sáng tạo, thích khám phá Nghệ thuật, thiết kế, thời trang,…
ISTJ (Người trách nhiệm) Thực tế, đáng tin cậy, có khả năng tổ chức tốt Quản lý, luật sư, kế toán viên,…
ISTP (Nhà cơ học) Thực tế, linh hoạt, thích thử thách Kỹ thuật, cơ khí, thể thao,…

.

3, Ứng dụng MBTI trong quản trị doanh nghiệp

MBTI không chỉ là công cụ giúp nhà quản lý hiểu rõ nhân sự hơn mà còn là một công cụ đắc lực hỗ trợ quản trị doanh nghiệp. Dưới đây là các ứng dụng nổi bật của MBTI trong quản trị nhân sự và tổ chức.

3.1 Nhận biết và phát triển điểm mạnh của nhân viên

Sử dụng MBTI giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận diện được các đặc điểm tính cách của nhân viên. Mỗi nhóm tính cách có những điểm mạnh và kỹ năng đặc thù mà khi được phân vào công việc phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng của họ.

Ví dụ, những người có tính cách ENFJ (Người cho đi) thường có khả năng giao tiếp và lãnh đạo tốt, phù hợp với các vị trí như quản lý dự án hoặc trưởng phòng nhân sự. Ngược lại, những người INTJ (Nhà khoa học) có khả năng phân tích và hoạch định chiến lược, rất phù hợp với các vị trí liên quan đến kế hoạch và phát triển doanh nghiệp.

Sau khi nhận diện điểm mạnh của nhân viên, nhà quản trị doanh nghiệp có thể tập trung vào việc phát triển những kỹ năng này thông qua các chương trình đào tạo, khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học nâng cao hoặc tạo điều kiện cho họ đảm nhận các dự án thử thách để phát triển kỹ năng và kiến thức.

MBTI là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận diện điểm mạnh nhân viên

MBTI là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận diện điểm mạnh nhân viên

3.2 Đánh giá và tuyển dụng nhân sự

Trong quá trình tuyển dụng, MBTI có thể được sử dụng để đánh giá tính cách, hành vi và thái độ của các ứng viên. Bằng cách hiểu rõ nhóm tính cách của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể dự đoán xem họ có phù hợp với văn hóa công ty và yêu cầu công việc hay không. Điển hình, nếu một công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và sự linh hoạt có thể phù hợp với những người có tính cách ENFP (Người truyền cảm hứng) hơn là những người ISTJ (Người trách nhiệm).

Khi đã có thông tin về nhóm tính cách của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên sự phù hợp giữa tính cách của ứng viên và yêu cầu công việc. Điều này giúp đảm bảo rằng các nhân viên mới sẽ nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đóng góp hiệu quả vào công việc ngay từ những ngày đầu tiên.

>>> Xem thêm: Công cụ và phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả

3.3 Xây dựng đội ngũ làm việc hài hòa

Một đội ngũ làm việc hiệu quả không chỉ dựa vào kỹ năng chuyên môn mà còn phụ thuộc vào sự hài hòa và phối hợp giữa các thành viên. Sử dụng bài trắc nghiệm tính cách MBTI, nhà quản trị doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ có sự kết hợp đa dạng về tính cách, nơi các thành viên có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể, nếu một đội ngũ bao gồm cả người hướng ngoại và hướng nội sẽ có sự cân bằng giữa khả năng giao tiếp và suy nghĩ sâu sắc, từ đó tạo nên những ý tưởng và giải pháp sáng tạo hơn.

Ngoài ra, việc hiểu rõ tính cách của các thành viên trong đội ngũ cũng giúp nhà quản trị dễ dàng giải quyết xung đột và thúc đẩy sự hợp tác. Ví dụ, khi hiểu rằng một nhân viên hướng nội cần thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định, nhà quản trị có thể điều chỉnh phong cách làm việc và giao tiếp để tạo điều kiện cho họ thể hiện ý kiến một cách thoải mái.

Tính ứng dụng của MBTI trong việc xây dựng đội nhóm gắn kết

Tính ứng dụng của MBTI trong việc xây dựng đội nhóm gắn kết

3.4 Cải thiện truyền thông nội bộ

MBTI giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức giao tiếp của từng nhân viên, từ đó cải thiện hoạt động truyền thông nội bộ. Trong đó, với mỗi nhóm tính cách có phong cách giao tiếp riêng, nhà quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh cách truyền đạt thông tin sao cho phù hợp. Điển hình như những người ESTJ (Người giám hộ) thích giao tiếp trực tiếp và cụ thể, trong khi những người INFP (Người lý tưởng hóa) lại ưa thích giao tiếp nhẹ nhàng và mang tính cảm xúc.

Với tính ứng dụng này, MBTI góp phần xây dựng một môi trường làm việc giao tiếp cởi mở, nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và đóng góp vào quyết định chung. Điều này không chỉ giúp tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau mà còn giúp cải thiện hiệu quả công việc và sự gắn kết trong tổ chức.

Ngoài ra, việc kết hợp kết quả bài trắc nghiệm tính cách MBTI trên các nền tảng số như các kênh truyền thông nội bộ cũng là một gợi ích hữu ích để tối ưu hoá tính ứng dụng này. Trong đó, nổi bật có hệ thống truyền thông nội bộ MGE là nơi cung cấp thông tin, nâng cao văn hóa chia sẻ, giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với MGE, các tổ chức có thể dễ dàng quản lý và chia sẻ thông tin, giúp nhân viên phát triển hơn mỗi ngày, củng cố mối liên kết trong tổ chức, xây dựng một môi trường làm việc đồng nhất và hiệu quả. Đây chính là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, thích nghi linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện đại.

>>> Xem thêm: Cải thiện truyền thông – văn hoá doanh nghiệp với văn hoá học tập

3.5 Phát triển văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin và hành vi chung mà một tổ chức theo đuổi. Sử dụng MBTI để hiểu rõ hơn về tính cách và động lực của nhân viên, từ đó xây dựng một văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người đều cảm thấy được động viên và khuyến khích phát triển.

Bài trắc nghiệm tính cách MBTI góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bài trắc nghiệm tính cách MBTI góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp

MBTI khuyến khích sự đa dạng và hòa nhập bằng cách tôn trọng sự khác biệt về tính cách và khả năng của mỗi cá nhân. Một văn hóa doanh nghiệp đa dạng không chỉ giúp thu hút và giữ chân nhân tài mà còn tăng cường sự sáng tạo và đổi mới, giúp doanh nghiệp luôn tiên phong và thích ứng với những thay đổi của thị trường.

>>> Xem thêm : Mô hình GROW: Bí quyết tối ưu hoá tiềm năng nhân sự

Kết luận

MBTI là một công cụ hiệu quả giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tiềm năng. Việc ứng dụng MBTI trong quản trị doanh nghiệp giúp phát huy điểm mạnh của nhân viên, xây dựng đội ngũ làm việc hài hòa và cải thiện hiệu quả truyền thông nội bộ, từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Về tác giả

Hoa Phan

Liên hệ với chúng tôi