Tuyển dụng Culture Fit và Culture Add: Hướng đi nào giúp phát triển văn hóa doanh nghiệp?

Tuyển dụng Culture Fit và Culture Add: Hướng đi nào giúp phát triển văn hóa doanh nghiệp?

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và linh hoạt là yếu tố then chốt để đạt được thành công. Trong đó, khái niệm tuyển dụng Culture Fit (Phù hợp văn hóa) và Culture Add (Bổ sung văn hóa) là hai vấn đề được nhiều nhà quản lý nhân sự quan tâm. Vậy cụ thể hai khái niệm này là gì và nên lựa chọn chiến lược tuyển dụng nào để giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh? Hãy cùng MGE tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan “Culture Fit” và “Culture Add”

Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một tổ chức. Tuy nhiên, việc lựa chọn chiến lược tuyển dụng thích hợp với mục tiêu và văn hóa doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Trong đó, chiến lược tuyển dụng Culture Fit (phù hợp văn hóa) thường quen thuộc và phổ biến với nhiều doanh nghiệp. Culture Fit là khái niệm tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa hiện tại của công ty. Những ứng viên này có xu hướng dễ dàng hòa nhập, chia sẻ những giá trị và niềm tin giống với đội ngũ hiện tại, từ đó tạo ra một môi trường làm việc hài hòa và hiệu quả.

Khái niệm chiến lược tuyển dụng Culture Fit và Culture Add

Khái niệm chiến lược tuyển dụng Culture Fit và Culture Add

Mặt khác, trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã dần cập nhật thêm chiến lược tuyển dụng mới là Culture Add (Bổ sung văn hóa). Đây là chiến lược tập trung vào việc tuyển dụng những cá nhân mang lại những yếu tố văn hóa mới. Những ứng viên này có thể khác biệt so với văn hóa hiện tại của công ty nhưng chính sự khác biệt đó sẽ bổ sung vào những yếu tố còn sót trong văn hóa doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua phần khái niệm về Culture Fit và Culture Add, có thể hình dung sơ lược rằng chiến lược tuyển dụng Culture Fit giúp duy trì sự ổn định và đồng nhất trong văn hóa doanh nghiệp, trong khi đó, Culture Add sẽ mang đến sự đa dạng và đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, mỗi yếu tố trên đều có những rào cản riêng khi áp dụng. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng chiến lược tuyển dụng để đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.

>> Xem thêm: Thúc đẩy sự đổi mới và linh hoạt thông qua mô hình văn hóa Adhocracy Culture

2. Lợi ích và rào cản của chiến lược tuyển dụng “Culture Fit” trong văn hóa doanh nghiệp

Culture Fit là việc tuyển dụng những người có tính cách, giá trị, và phong cách làm việc tương đồng với văn hóa hiện tại của công ty. Điều này góp phần mang lại những lợi ích gồm:

  • Tạo ra môi trường làm việc hài hòa: Nhân viên dễ dàng hòa nhập, thấu hiểu và đồng cảm với nhau, giúp tăng cường tinh thần đồng đội và sự gắn kết.
  • Giảm xung đột nội bộ: Khi mọi người đều có chung mục tiêu và giá trị, xung đột và mâu thuẫn sẽ ít xảy ra hơn.
  • Nâng cao hiệu suất công việc: Sự hòa hợp giữa nhân viên và văn hóa công ty giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sáng tạo và hiệu quả làm việc cao.

Ưu và nhược điểm của chiến lược tuyển dụng Culture Fit

Ưu và nhược điểm của chiến lược tuyển dụng Culture Fit

Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào Culture Fit có thể dẫn đến một số rào cản như:

  • Thiếu đa dạng: Tuyển dụng chỉ dựa trên Culture Fit có thể dẫn đến việc thiếu đa dạng trong đội ngũ, làm giảm khả năng sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp. Khi tất cả mọi người đều giống nhau, những ý tưởng mới và quan điểm khác biệt có thể bị bỏ qua.
  • Thiên kiến ngầm: Các nhà tuyển dụng có thể bị ảnh hưởng bởi thiên kiến ngầm, chọn những ứng viên có sở thích, nền tảng hoặc phong cách tương tự họ, dẫn đến việc bỏ qua những ứng viên tiềm năng khác.

>> Xem thêm: Gợi mở góc nhìn về đa dạng giới tính trong doanh nghiệp

3. Lợi ích và rào cản của chiến lược tuyển dụng “Culture Add” trong văn hóa doanh nghiệp

Culture Add là việc tuyển dụng những người mang lại những giá trị mới, giúp bổ sung và làm phong phú thêm văn hóa doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm những người có nền tảng, kinh nghiệm, và quan điểm khác biệt so với đội ngũ hiện tại. Lợi ích của Culture Add bao gồm:

  • Đem lại quan điểm mới và ý tưởng sáng tạo: Những người đến từ nền văn hóa khác nhau có thể mang lại những ý tưởng và cách tiếp cận mới mẻ, giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
  • Tăng cường khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp: Một đội ngũ đa dạng giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng và phản ứng nhanh với các thay đổi của thị trường và khách hàng.

Ưu và nhược điểm của chiến lược tuyển dụng Culture Add

Ưu và nhược điểm của chiến lược tuyển dụng Culture Add

Mặc dù Culture Add mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc áp dụng nó cũng gặp một số rào cản:

  • Có thể gây xung đột văn hóa nội bộ: Sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến xung đột nếu không được quản lý tốt. Những người mới có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập và chấp nhận các giá trị và phong cách làm việc của đội ngũ hiện tại.
  • Đòi hỏi sự thay đổi trong quản lý và đào tạo nhân viên hiện tại: Để chiến lược Culture Add thành công, doanh nghiệp cần điều chỉnh và nâng cao kỹ năng quản lý, cũng như đào tạo nhân viên hiện tại về việc chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng của các thành viên trong đội nhóm. Điều này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực để đảm bảo kết quả xứng đáng.

>> Xem thêm: Cách thức xây dựng văn hoá đổi mới hiệu quả

4. Nên lựa chọn Culture Fit hay Culture Add cho sự phát triển văn hóa doanh nghiệp?

Việc lựa chọn Culture Fit hay Culture Add trong tuyển dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất, quy mô và văn hóa hiện tại của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập: Thường ưu tiên Culture Fit để xây dựng nền tảng văn hóa vững chắc và đồng nhất. Sự ổn định và hòa hợp trong đội ngũ giúp giảm xung đột và tăng cường hiệu quả làm việc.
  • Doanh nghiệp lớn, đã ổn định: Có thể tập trung vào Culture Add để bổ sung những yếu tố mới, thúc đẩy sự sáng tạo và thích ứng với những thay đổi của thị trường. Sự đa dạng trong đội ngũ giúp doanh nghiệp mở rộng góc nhìn và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.

Việc lựa chọn chiến lược tuyển dụng Culture Fit hay Culutre Add phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Việc lựa chọn chiến lược tuyển dụng Culture Fit hay Culutre Add phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Ngoài ra, một chiến lược tuyển dụng hiệu quả cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp Culture Fit và Culture Add như sau:

  • Bắt đầu với Culture Fit: Tuyển dụng ban đầu dựa trên Culture Fit để tạo nền tảng vững chắc. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì tính ổn định và hiệu suất cao trong giai đoạn đầu.
  • Thêm các yếu tố Culture Add: Sau khi đã có nền tảng vững chắc, doanh nghiệp có thể dần dần thêm những yếu tố mới từ Culture Add để làm phong phú và đa dạng hóa văn hóa doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.

>> Xem thêm: Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo nhờ mô hình văn hóa Adhocracy Culture

5. Những lưu ý khác khi tuyển dụng Culture Fit và Culture Add

Để duy trì sự hài hòa giữa hai chiến lược tuyển dụng Culture Fit và Culture Add, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Đảm bảo các giá trị cốt lõi của công ty: Dù tuyển dụng theo Culture Fit hay Culture Add, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng các giá trị cốt lõi của công ty vẫn được duy trì và tôn trọng. Điều này giúp tạo ra một nền tảng vững chắc và đồng nhất cho văn hóa doanh nghiệp.
  • Tạo nền tảng Culture Fit vững chắc trước khi thêm các yếu tố văn hóa mới: Trước khi áp dụng Culture Add, doanh nghiệp nên xây dựng một nền tảng văn hóa vững chắc và đồng nhất. Điều này giúp giảm xung đột và tăng cường hiệu quả làm việc khi các yếu tố mới được thêm vào.
  • Đào tạo và phát triển nhân viên hiện tại: Để kết hợp chiến lược Culture Add thành công, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên hiện tại về việc chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hài hòa, giảm xung đột và tăng cường hiệu quả làm việc.

Ngoài ra, các thông tin cập nhật và lưu ý về chiến lược tuyển dụng Culture Fit và Culture Add cũng có thể được trao đổi thêm qua hệ thống truyền thông nội bộ như MGE. MGE là nơi cung cấp thông tin, nâng cao văn hóa chia sẻ, giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với MGE, các tổ chức có thể dễ dàng quản lý và chia sẻ thông tin, giúp nhân viên phát triển hơn mỗi ngày, củng cố mối liên kết trong tổ chức, xây dựng một môi trường làm việc đồng nhất và hiệu quả. MGE là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, thích nghi linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện đại.

6. Kết luận

Việc ưu tiên chiến lược tuyển dụng Culture Fit hoặc Culture Add là một quyết định quan trọng để định hình và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ lợi ích và thách thức của mỗi chiến lược, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt, phù hợp với mục tiêu và từng giai đoạn phát triển của tổ chức. Trong đó, sự kết hợp linh hoạt và cân bằng giữa Culture Fit và Culture Add sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, sáng tạo và thích ứng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh.

Về tác giả

Trung Thành

Liên hệ với chúng tôi