Ngay cả từ trước khi đại dịch xảy ra, việc giữ chân nhân viên và giảm tỷ lệ thôi việc đã là một vấn đề nhức nhối, thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài liên tục 2 năm càng khiến cho tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng cao. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể kiểm soát và giảm tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên đến mức thấp nhất. Cùng MGE đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé.
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Sự thay đổi nhân sự là một điều hoàn toàn tự nhiên trong quá trình hoạt động của mọi công ty nào. Tuy nhiên, đại dịch là một trong nguyên nhân khiến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tăng cao, vô hình chung tạo áp lực, thách thức cho quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Theo một khảo sát, nguyên nhân khiến tỷ lệ nghỉ việc tăng cao sau khi đại dịch bùng phát chính là những lo ngại về sức khỏe, an toàn khi làm việc ở môi trường tập trung đông người.
Bên cạnh đó, dịch bệnh bùng phát cũng là lúc phương thức làm từ xa trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên đối với những người lao động không am hiểu nhiều về công nghệ thì khả năng làm việc và tương tác sẽ trở nên rất thấp. Từ đó dẫn đến nhân viên không còn động lực để làm việc và muốn rời đi.
Làn sóng nhân viên nghỉ việc tăng cao không chỉ khiến cho các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động mà còn đau đầu tìm kiếm ứng viên mới để lấp vào những vị trí trống. Và điều này đã khiến cho hiện tượng bóng ma ứng cử viên bắt đầu gia tăng trong vài năm trở lại đây..
Do đó, giảm tỷ lệ thôi việc là trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp hiện nay. Bởi nếu không tạo được sự gắn bó của nhân viên, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các vấn đề như:
- Thay thế nhân viên rất tốn kém: Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới vào nghề có thể khiến cho doanh nghiệp mất từ 1/5 đến khoảng 50% lương của họ. Không chỉ vậy, người sử dụng lao động ước tính cũng sẽ mất khoảng 33% lương hàng năm khi một nhân viên mới thuê rời đi.
- Sự luân chuyển nhân viên dẫn đến sự tiêu hao kiến thức. Khi một nhân viên rời đi, họ sẽ mang theo tất cả những kiến thức mà họ đã tiếp thu được trong thời gian làm việc tại công ty.
- Tình trạng quá tải của nhân viên: Các nhiệm vụ và công việc của nhân viên cũ cần được giao lại cho các nhân viên khác, dẫn đến tinh thần làm việc của nhân viên bị giảm và có thể khiến họ nghỉ việc.
Vậy làm thế nào để giảm tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên? Theo một cuộc thăm dò của Gallup, doanh nghiệp cần tập trung vào việc giữ chân nhân viên và tăng động lực cho họ, điều này sẽ giúp làm giảm 25% tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên và năng suất tăng 17%.
Nhưng trước tiên, bạn cần hiểu lý do tại sao nhân viên của bạn lại rời đi ngay từ đầu.
Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên nghỉ việc thường vướng vào 1 trong những lý do sau:
Giao tiếp kém
Khi nhân viên không thể giao tiếp hoặc tương tác với người quản lý, sẽ cảm thấy chán nản và dẫn đến gia tăng tỷ lệ nghỉ việc. Vì thế doanh nghiệp cần đảm bảo tạo ra các kênh giao tiếp rộng mở và có sẵn cho nhân viên để đảm bảo quá trình giao tiếp được thực hiện thuận lợi ở cả 2 chiều.
Theo báo cáo về vấn đề giao tiếp trong môi trường công sở cho thấy, 56% nhân viên làm việc từ xa cảm thấy giảm sự tương tác với doanh nghiệp, trong khi 84% không nhận được đủ thông tin liên lạc trực tiếp.
Thiếu sự công nhận
Sự công nhận của doanh nghiệp đối với nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự hài lòng tại nơi làm việc. Thiếu sự ghi nhận các đóng góp, nhân viên sẽ không có động lực để làm việc từ đó dẫn đến năng suất kém và bị sa thải. Trong thời kỳ dịch Covid, khoảng 80% nhân viên làm việc từ xa được khảo sát đều cho biết họ cảm thấy lạc lõng, so với nhân viên nội bộ. Vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng một chế độ công nhận dành riêng cho các nhân viên làm việc từ xa để khuyến khích và tạo động lực để họ làm việc tốt hơn.
Thiếu cơ hội thăng tiến
Nhân viên luôn mong muốn có thể thăng tiến và phát triển trong công việc. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không cung cấp những cơ hội phát triển này, họ sẽ muốn rời đi. Thật đáng kinh ngạc, theo báo cáo, chỉ 38% nhân viên hiện tại được khảo sát cho biết họ nhận được cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty trước khi rời đi, trong khi chỉ 45% cho biết công việc của họ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp đã định.
Một báo cáo của LinkedIn Workplace Survey cho biết 94% nhân viên nói rằng, nếu họ có cơ hội học tập tốt hơn, họ sẽ không rời công ty.
Một cách để giải quyết vấn đề này đó là doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân viên một lộ trình thăng tiến rõ ràng. Đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp định hướng cho nhân viên phát triển theo đúng mục tiêu và kỳ vọng của họ.
Thiếu tính linh hoạt
Trong thời kỳ đại dịch, các nhân viên luôn mong muốn có được một sự linh hoạt trong phương thức làm việc, đặc biệt nhân viên có gia đình đang gặp khó khăn với việc chăm sóc và giáo dục con cái (trường học ngừng dạy trực tiếp).
Việc một doanh nghiệp không có phương thức làm việc linh hoạt cho nhân viên sẽ khiến cho họ mất đi động lực và gắn kết với công ty. Và đó có thể là lý do khiến họ rời đi.
Để giảm tỷ lệ nghỉ việc, doanh nghiệp cần có chính sách làm việc linh hoạt để giúp nhân viên có thể ứng phó tốt với các khó khăn do đại dịch gây nên.
Thiếu phản hồi
Thông tin phản hồi đóng vai trò là sự kết nối giữa nhân viên và lãnh đạo. Theo một báo cáo cho thấy việc không có bất kỳ kênh nào để cung cấp phản hồi cho nhân viên có thể khiến họ bị mất kết nối với người quản lý, đồng nghiệp hay lãnh đạo từ đó gia tăng mong muốn rời đi
Việc thiếu thông tin phản hồi cũng dẫn đến việc nhân viên chỉ biết làm việc mà không thể hiện bất kỳ suy nghĩ hay kỳ vọng của họ. Dẫn đến, người sử dụng lao động không thể hiểu được những nhu cầu và mục tiêu của nhân viên mình.
Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần cung cấp các kênh phản hồi linh hoạt, đơn giản và công khai.
Thiếu các phúc lợi cho nhân viên
Nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty. Trong khi đó, cung cấp các lợi ích phù hợp cho nhân viên là chìa khóa để giảm bớt sự luân chuyển trong công ty, cho họ thấy rằng doanh nghiệp quan tâm đến cuộc sống của họ, điều này cũng sẽ khiến họ trung thành và gắn bó lâu dài hơn với công ty.
>>> Bật mí 5 bí quyết quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
6 cách giúp làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Như phân tích ở trên thì hầu hết các lý do khiến cho nhân viên muốn nghỉ việc đều liên quan đến hai chủ đề chính: giao tiếp và đào tạo.
Vậy làm thế nào để cải thiện những vấn đề đó. Tham khảo ngay 6 cách dưới đây nhé.
Cải thiện giao tiếp nội bộ của bạn
Cải thiện giao tiếp nội bộ sẽ là chìa khóa quan trọng để giúp làm giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở công ty.
Nhưng làm thế nào để bạn đưa điều đó vào thực tế?
- Hiểu nơi phát sinh các vấn đề liên lạc nội bộ trong doanh nghiệp.
- Xem cách và nơi bạn có thể khắc phục những sự cố giao tiếp này.
- Xây dựng và triển khai một kế hoạch truyền thông nội bộ.
- Chọn một ứng dụng liên lạc nội bộ cho doanh nghiệp
Triển khai đào tạo nội bộ
Một trong những cách nhanh nhất để giúp việc quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiệu quả, giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên đó là đảm bảo họ cảm thấy hài lòng ngay từ đầu thông qua việc xây dựng và triển khai chương trình onboard và đào tạo nội bộ phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện hình thức làm việc từ xa, bộ phận nhân sự cần xây dựng thêm quy trình giới thiệu nhân viên mới một cách phù hợp..
Đảm bảo cho nhân viên luôn cảm thấy hào hứng khi làm việc và gắn bó lâu dài với công ty. Một cách để làm được điều này là sử dụng các giải pháp đào tạo nhân viên hiệu quả của MGE. Với hệ thống đào tạo trực tuyến MGE, doanh nghiệp có thể xây dựng các khóa học chuyên môn mang tính cá nhân hóa cao (phù hợp với năng lực hiện tại và linh hoạt thời gian học tập). Thông qua triển khai hệ thống LMS MGE, bạn sẽ có mọi thứ cần thiết để thiết lập chương trình đào tạo và giới thiệu nhân viên của mình, cho phép họ tự tham gia, nâng cấp kỹ năng hoặc tham khảo tài liệu quan trọng khi cần thiết theo cách của riêng họ.
Tăng cường sự tham gia của nhân viên
Khi bạn đã có hai bước đầu tiên, sự tham gia của nhân viên là điều quan trọng tiếp theo mà bạn phải hướng đến.
Sự gắn bó của nhân viên bắt nguồn từ các cơ hội giao tiếp và đào tạo tốt tại nơi làm việc. Vậy làm thế nào để tăng cường sự gắn bó của nhân viên. Đầu tiên bạn cần biết về các nhu cầu và mục tiêu của nhân viên như họ muốn gì, cần gì,…Và cách tốt nhất để làm được điều đó là thực hiện các cuộc khảo sát nhân viên ẩn danh và tạo một hộp thư ý kiến mở.
Bạn cũng có thể áp dụng các công cụ để đo lường thông tin liên lạc nội bộ của bạn, từ đó kiểm tra xem liệu nhân viên có đang cảm thấy hài lòng với doanh nghiệp hay không. Một cách khác để làm điều này là sử dụng phần mềm gắn kết nhân viên để sử dụng.
Công nhận và đánh giá cao nhân viên của bạn
Như đã đề cập ở trên, sự công nhận đóng vai trò trong việc làm giảm tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên. Doanh nghiệp nên chủ động lập kế hoạch về các thời điểm công khai khen ngợi nhân viên để giúp cải thiện động lực làm việc của họ một cách lâu dài .
Và sự công nhận của nhân viên là một điều rất dễ thực hiện: đơn giản là khen ngợi trước đám đông, hoặc trao các giải thưởng định kỳ như ‘nhân viên của tháng’ trong doanh nghiệp của bạn.
Với MGE, thật dễ dàng để công khai khen ngợi nhân viên dựa trên mức độ hoàn thành việc đào tạo của họ.
Cung cấp cơ hội thăng tiến
Doanh nghiệp cần tạo ra một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và được chia sẻ với toàn thể nhân viên công ty thông qua các trang mạng nội bộ hoặc thư viện kỹ thuật số. Điều này sẽ cho phép nhân viên được tìm hiểu rõ hơn về các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cảm thấy như mình là một phần không thể thiếu của công ty. Với MGE, nhân viên có thể biết những kỹ năng kiến thức họ cần phải có để có được vị trí tốt hơn trong doanh nghiệp.
Tiến hành khảo sát và thăm dò ý kiến để cải tiến liên tục
Khi kế hoạch truyền thông nội bộ đã được thực hiện và sự tham gia của nhân viên đang tăng lên, doanh nghiệp phải liên tục theo dõi và nắm bắt được cảm xúc của nhân viên. Triển khai các cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến để hiểu được nhu cầu và mong muốn của nhân viên, từ đó tìm cách đáp ứng kỳ vọng của họ.
Trên đây là toàn bộ lý do và cách giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên. Hi vọng sau bài viết này, doanh nghiệp sẽ vượt qua một trong những khó khăn của quản trị nguồn nhân sự. Liên hệ với chúng tôi ngay để tìm hiểu thêm về hệ thống MGE, một trong những giải pháp giúp quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiệu quả thông qua việc đào tạo, phản hồi, đánh giá năng lực và cung cấp 1 cái nhìn rõ ràng về lộ trình thăng tiến cho từng nhân viên.