Trong một tập thể, văn hóa doanh nghiệp là thứ cần thiết để tạo nên sự liên kết mạnh mẽ giữa các thành viên và hình thành tính chuyên nghiệp mà mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ đều cần đến. Tuy nhiên, tùy vào tính chất hoạt động mà có các dạng văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Để có thể nắm bắt và tạo dựng một văn hóa cho riêng doanh nghiệp, thì quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là thứ bạn cần nắm rõ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp
Để có thể xây dựng một tiêu chuẩn cho doanh nghiệp thì mọi nhân viên cần phải hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì?
Đó là những tiêu chuẩn về tính cách, hành xử, cách giao tiếp, mục tiêu và cả định hướng của cả doanh nghiệp trong một giai đoạn hoặc trong một thời gian dài.
Hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp
Và để mỗi nhân viên có thể thấu hiểu được hết những khái niệm đó, bạn cần làm rõ những câu hỏi:
- Tầm nhìn sứ mệnh và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là gì?
- Hình ảnh thương hiệu, cá tính bạn muốn xây dựng là gì?
- Những chiến lược, mục tiêu kinh doanh hiện tại và tuong lai có phù hợp với tập thể không?
- Bản sắc, đặc trưng văn hóa mà doanh nghiệp bạn muốn hướng tới là gì?
Khảo sát nhân viên
Sau khi đã triển khai cho nhân viên hiểu về văn hóa doanh nghiệp, bạn hãy khảo sát ý kiến của họ về việc xây dựng văn hóa như thế nào. Những yêu cầu của họ về công việc, về sinh hoạt, cách vận hành, giao tiếp và các hoạt động trong công ty. Liệu rằng văn hóa hiện tại có cần cải thiện, thay đôi gì không. Và đây cũng là dịp tốt để doanh nghiệp có thể đánh giá lại văn hóa. Với những sự thay đổi của thời đại, liệu rằng nó còn xứng đáng để giữ lại hoặc nên cách tân để tốt hơn.
Có nhiều cách để đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại như trực tiếp lấy khảo sát từ nhân viên hay đơn giản là quan sát thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Một vài dấu hiệu mà bạn có thể nhận ra ngay và mau chóng cải thiện nếu không muốn văn hóa doanh nghiệp ngày càng đi xuống:
Tuyển dụng liên tục: Đây là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp khi nó thể hiện sự yếu kém của quản lý nhân sự lẫn cách lãnh đạo của công ty khiến cho nhân viên cảm thấy không hài lòng và không thể gắn bó với doanh nghiệp.
Tác phong, hành xử các cả tập thể: Đi làm trễ, không hoàn thành deadline, bắt đầu giờ làm việc trái với quy định,…
Giao tiếp nội bộ kém: Môi trường công ty không thể hiện được tính vui vẻ, thoải mái giữa các thành viên với nhau: không có sự giao tiếp, trò chuyện hay có bất kỳ ý kiến nào.
Quản lý và nhân viên là 2 nhóm tách biệt: Hiếm khi tương tác với nhau, nếu có thì cũng chỉ là giao tiếp một chiều.
Hình thành các biện pháp kỷ luật và những cuộc phê bình trong nội bộ nhưng lại có rất ít sự công nhận và khen thưởng.
Không hề có ý kiến thảo luận, tương tác trong các cuộc họp, nhưng lại tỏ vẻ vui mừng khi cuộc họp kết thúc.
Tránh giao tiếp, gặp mặt với sếp.
Xây dựng giá trị cốt lõi
Để có thể xây dựng văn hóa lâu dài và bền vững thì bạn cần xác định những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ những điều đó, bạn xây những “viên gạch” vững chắc cho nền móng văn hóa. Phát triển và tối ưu chúng qua nhiều khía cạnh nhiều hoạt động khác nhau. Điều lưu ý là cần phát triển và xây dựng chúng theo một cách thống nhất và
Xây dựng giá trị cốt lõi
Nhà lãnh đạo phải xây dựng được giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những giá trị này cần được coi như là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của tất cả nhân viên doanh nghiệp, phải ăn sâu vào tiềm thức của mọi nhân viên.
Truyền thông giá trị cốt lõi
Để có thể truyền thông các giá trị cốt lõi cần có một đội ngũ chuyên trách. Theo dõi sát sao và đưa ra những hành động để triển khai văn hóa này đến từng bộ phận, từng thành viên trong công ty. Thông thường, các công ty thường trao quyền hành cho Nhân sự và Truyền thông nội bộ. Sau khi ra quyết định thành lập bộ phận truyền thông hãy tổ chức các buổi meeting giữa ban lãnh đạo và tập thể nhân viên, thông báo và giới thiệu cho họ.
Cuối cùng là việc triển khai và duy trì ổn định văn hóa doanh nghiệp. Qúa trình này không phải ngày một ngày hai là thực hiện xong mà cần rất nhiều thời gian để “tích tụ”, “bồi đắp” chúng lớn mạnh. Cụ thể, có thể kể đến như các hoạt động:
Giới thiệu và nhấn mạnh văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên mới.
Áp dụng vào các hoạt động công ty: thiết kế không gian văn phòng, đồng phục, trò chơi, chế độ trợ cấp, hệ thống khen thưởng, company trip,…
Tuyển dụng đúng người, đúng việc: chỉ cần người phù hợp nhất, không cần tuyển người giỏi nhất
Triển khai kế hoạch
Sau khi đã thống nhất và bàn bạc, bạn hãy đưa ra quyết định và triển khai chúng đến toàn thể nhân viên. Việc triển khai cần thực hiện theo lịch trình nhất định, không được quá vội vàng
Sau khi đã lên kế hoạch triển khai cụ thể thì bộ phận phụ trách sẽ tiến hành phổ biến về các quy định, quy chế, chính sách chung. Họ sẽ tiến hành tổ chức các buổi nói chuyện, cuộc họp giữa ban lãnh đạo và nhân viên để phổ biến về văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp toàn thể nhân viên biết được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, và hiểu được chúng có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp và của chính bản thân mỗi nhân viên.
Thiết lập chế độ khen thưởng
Một văn hóa doanh nghiệp có tồn tại vững bền và nhận được sự trung thành của nhân viên thì chế độ khen thưởng không thể thiếu. Khen thưởng đó là cách để công nhận tài năng, sức lực của nhân viên đó cũng như là động lực để họ có thể phát huy tiềm lực của mình. Một nhân viên được khen thưởng sẽ là tiền đề cho những nhân viên khác cố gắng phấn đấu. Vô hình trung sẽ tạo nên sự chuyển biến to lớn trong chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên. Mặt khác, đây là một cách tốt để truyền thông văn hóa doanh nghiệp ra bên ngoài thông qua những hình ảnh khen thưởng, động viên thiết thực.
Thiết lập chế độ khen thưởng
Đánh giá và duy trì giá trị cốt lõi
Văn hóa doanh nghiệp cần được bồi dưỡng và hoàn thiện từng ngày. Để làm được điều đó thì bộ phận phụ trách cần có sự đo lường, đánh giá định kỳ để có thể thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp và có thể giải quyết, xử lý được những vấn đề phát sinh, tồn đọng. Doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, khảo sát theo các bước.
Với những bước trong quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp vừa nêu trên sẽ giúp định hướng cho chủ doanh nghiệp hiệu quả trong việc lên một bộ văn hóa tích cực cho công ty. MangoAds hy vọng rằng bài viết này sẽ củng cố thêm kinh nghiệm và giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá cho mình.