Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng và cần thiết của các doanh nghiệp, công ty. Việc quản lý nhân sự hiệu quả sẽ giúp phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân, tạo nên khối sức mạnh nội tại hùng hậu và vững chắc cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kỹ năng doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện đào tạo quản lý nhân sự.
Nhiệm vụ chính của quản lý nhân sự sự là gì?
Trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp, bộ phận quản lý nhân sự là một thành phần không thể thiếu, đóng vai trò kết nối các thành viên trong công ty với bộ máy lãnh đạo. Nhiệm vụ chính của bộ phận này có thể kế đến như:
- Tuyển dụng và giới thiệu nhân sự mới
- Quản lý phúc lợi, lương thưởng của nhân viên
- Xây dựng và quản lý chương trình đào tạo phát triển nhân viên
- Theo dõi, cập nhật các hồ sơ nhân viên
- Truyền đạt cho tất cả nhân viên về các chính sách quyết định của công ty
- Theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc tích cực, năng động
- Giải quyết các vấn đề khiếu nại, lắng nghe và truyền đạt ý kiến, đóng góp của nhân viên lên lãnh đạo
Có thể nói, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản lý nhân sự chính là quan tâm đến vấn đề nhân sự từ tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực, đánh giá hiệu suất công việc, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực. Bộ phận này cũng lên lộ trình làm việc đào tạo, cơ hội thăng tiến cho các thành viên trong doanh nghiệp, đề xuất khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân có đóng góp to lớn trong hoạt động kinh doanh.
8 kỹ năng cần phải có của bộ phận quản lý nhân sự
1. Kỹ năng chuyên môn về nhân sự
Một nhà quản lý nhân sự cần phải sở hữu các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp. Các kỹ năng cần thiết đó bao gồm:
- Dự đoán nguồn nhân lực dựa trên tình hình tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ cấu, hoạch định nhân sự đảm bảo sắp xếp, điều động nhân sự theo đúng khả năng của mỗi cá nhân
- Xác định yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của nhân sự tiềm năng cần tuyển dụng trong tương lai
- Thiết lập và tạo các vòng phỏng vấn chất lượng nhằm tuyển dụng các nhân sự năng lực tốt cho doanh nghiệp.
- Thiết lập, phát triển hệ thống cung cấp thông tin nội bộ 2 chiều trong doanh nghiệp (quản lý và nhân viên)
- Xây dựng chương trình đào tạo onboarding, đào tạo chuyên môn thường xuyên và liên tục cho các bộ phận trong doanh nghiệp
- Xây dựng khung năng lực, đánh giá mục tiêu theo định hướng phát triển con người trong doanh nghiệp
2. Kỹ năng giao tiếp tốt
Bộ phận nhân sự được coi là cầu nối giữa nhân viên và lãnh đạo trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhân sự là đảm bảo việc kết nối giữa 2 nhóm này trở nên trơn tru và hiệu quả. Vì thế, bộ phận nhân sự cần phải có kỹ năng mềm tốt để giao tiếp tương tác hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp.
Bộ phận này cũng được coi như chuyên gia gỡ rối cho các mâu thuẫn, xung đột trong công ty. Họ là người hiểu rõ tính chất của từng công việc, sẵn sàng đưa ra các hỗ trợ, lời khuyên thích hợp nhằm xóa bỏ hiểu lầm hoặc xung đột không cần thiết có thể ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Một nhà quản lý nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt cần:
- Lịch sự, hài hòa, biết tự kiềm chế mình
- Giọng nói tự tin, thuyết phục
- Có khả năng xử lý các xung đột một cách hợp lý, Sẵn sàng thích ứng với mọi hoàn cảnh
- Khả năng truyền đạt các mệnh lệnh từ cấp trên một cách hiệu quả
3. Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm
Là người tạo ra khối kết nối sức mạnh nội tại trong doanh nghiệp, bộ phận quản lý nhân sự cần phải người tích cực đóng góp và thúc đẩy sự kết nối này. Bạn cần phải hợp tác chặt chẽ với các thành viên còn lại của team nhân sự đồng thời phối hợp hài hòa với các nhân viên ngoài bộ phận.
Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác đặc biệt thể hiện vai trò quan trọng ở những doanh nghiệp có quy mô lớn. Lúc này 1 nhân viên nhân sự không thể cùng lúc làm mọi việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần và cần sự trợ giúp của tất cả các phòng ban để hoàn thành công việc.
4. Khả năng chịu áp lực cao trong công việc
Là team đứng giữa tất cả các bộ phận trong công ty, thành viên của bộ phận nhân sự cần có kỹ năng làm việc dưới áp lực cao. Do nếu không luyện tập kỹ năng chịu áp lực cao trong công việc, bộ phận nhân sự rất dễ căng thẳng, ảnh hưởng đến hiệu suất giải quyết các vấn đề trong công việc.
5. Kỹ năng lắng nghe
Để thấu hiểu các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, bộ phận nhân sự cần biết lắng nghe. Từ những ý kiến của các nhân viên, bộ phận này sẽ có thể kịp thời điều chỉnh mối quan hệ lao động một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa các tình huống chuyển biến xấu.
6. Kỹ năng xử lý xung đột nhanh chóng và hiệu quả
Quản trị nhân sự là làm việc với các cá nhân trong doanh nghiệp. Nhân viên của bộ phận nhân sự cần có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trong quá trình làm việc, bạn cần phải nhạy cảm với những xung đột có thể xảy ra giữa doanh nghiệp và người lao động. Bạn cần phải dự đoán và đưa ra các phương án giải quyết nhằm hài hòa quyền lợi của cả 2 bên.
7. Nắm bắt tâm lý người đối diện
Khả năng đọc vị người đối diện rất quan trọng với bộ phận nhân sự. Trong quá trình tuyển dụng hay đánh giá nhân viên, team nhân sự cần nắm bắt tâm lý của những người tham gia phỏng vấn. Khả năng này giúp nhân viên dễ tiếp cận, chia sẻ, giữ chân cũng như tuyển dụng nhân viên giỏi về cho doanh nghiệp.
8. Khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ nhanh chóng
Công việc của bộ phận nhân sự rất nhiều, và việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân viên có thể giúp team giảm bớt khối lượng task. Chẳng hạn như với hệ thống đào tạo trực tuyến MGE, giúp giảm tải bớt việc liên quan đến training như lên chi phí, lịch, địa điểm triển khai… Lúc này bộ phận nhân sự chỉ cần cập nhật dữ liệu bài giảng lên hệ thống và cấp quyền truy cập cho các thành viên trong công ty. Ngoài ra, hệ thống này cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo các bài kiểm tra đánh giá ứng viên, năng lực nhân viên trong doanh nghiệp 1 cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vì thế, các nhân sự cần phải nắm bắt công nghệ mới nhanh chóng và đề xuất áp dụng nhằm cắt bớt công việc thủ công mà còn nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, team quản lý nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, các thành viên của bộ phận đào tạo quản lý nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Để cắt giảm lượng lớn công việc liên quan đến đào tạo và phát triển nhân viên, doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp training trực tuyến MGE. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dành thời gian và nhân lực để tối ưu hiệu quả của quá trình quản trị nguồn nhân sự. Để triển khai hệ thống MGE và tư vấn thêm về những cách quản trị nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
>>> Bí quyết quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
>>> 5 cách quản lý nhân sự hiệu quả doanh nghiệp nên tham khảo
>>> Các thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số