Lực lượng nhân viên ngày càng dồi dào và chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh tìm kiếm nhân tài hiện nay, để thu hút những nhân viên giỏi thì công ty của bạn cần phải có văn hoá doanh nghiệp đặc biệt và ấn tượng. Một môi trường làm việc tích cực, thoải mái, lành mạnh thì sẽ giúp nhân viên trở nên năng động, nhiệt huyết hơn trong công việc. Dưới đây là 5 giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và mang tính ứng dụng cao nhất, hãy tham khảo ngay để có thêm nhiều kế hoạch xây dựng văn hoá của công ty mình bạn nhé!
Công ty cần phải có văn hoá doanh nghiệp đặc biệt để thu hút nhân tài
Điều gì định hình nên văn hoá của doanh nghiệp?
Prine – nhà tâm lý học về doanh nghiệp, người chuyên nghiên cứu về các hành vi của con người trong các tổ chức làm việc, đã từng nói rằng: “Nếu định nghĩa “văn hóa doanh nghiệp” theo mặt học thuật thì nó liên quan đến hành vi ứng xử của con người hơn là phương thức quản lý nói về nó. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng một nhóm người và tuyển chọn những nhân viên phù hợp dựa trên năng lực hành vi cũng như khả năng của mỗi người. Một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực chính là sản phẩm của việc lựa chọn đúng người.” Như vậy, có thể thấy chính con người là yếu tố quan trọng nhằm định hình nên nền văn hoá của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: 5 thách thức lớn trong quá trình quản trị nguồn nhân lực thời kỳ kỷ nguyên số
Làm sao để tuyển dụng đúng người?
Bí quyết để giúp doanh nghiệp bạn chọn ra người phù hợp chính là tuyển dụng những người có kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, ứng cử viên phải có các làm việc đúng cũng như sở hữu những giá trị phù hợp với vị trí mà công ty bạn yêu cầu. Và để tìm kiếm ứng cử viên phù hợp thì ngay từ bảng mô tả công việc cho vị trí tuyển dụng, doanh nghiệp cần nêu ra chi tiết những tiêu chí, yêu cầu đối với nhân viên đó. Và trong quá trình tuyển dụng bạn cần sáng suốt tạo cơ hội cho những người thực sự phù hợp, tránh tình trạng tuyển người giỏi thay vì người đúng. Bởi nếu người giỏi nhưng lại thành thạo ở lĩnh vực khác thì công việc cũng sẽ không thể thực hiện một cách đúng mục tiêu và hiệu quả.
Doanh nghiệp cần tìm ra ứng cử viên phù hợp với vị trí tuyển dụng
5 giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả thì ngay trước mắt trong quy trình tuyển dụng nhân sự bạn cần tìm đúng nhân viên phù hợp. Dưới đây sẽ là 5 cách tuyển dụng đúng góp phần vào giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp chất lượng.
Phân tích chiến lược công việc
Để tuyển dụng đúng người thì ngay từ bước phân tích chiến lược công việc. Theo đó, bạn có thể yêu cầu những nhân viên hiện tại trong công ty điền vào những mẫu phân tích công việc hay trò chuyện trực tiếp từng người để có thể nắm bắt tốt hơn về yêu cầu cho từng vị trí công việc. Bước này sẽ giúp bạn xác định đúng những kỹ năng cũng như các đặc điểm cụ thể để tìm được một ứng cử viên lý tưởng.
>> Xem thêm: 5 bước xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp đi từ con số 0
Tạo cuộc phỏng vấn tiêu chuẩn
Để có thể xác định năng lực phù hợp cho vị trí tuyển dụng doanh nghiệp cần tạo ra hệ thống các câu hỏi tiêu chuẩn và sử dụng cho mọi ứng viên. Lưu ý rằng mỗi vị trí tuyển dụng sẽ có một bộ câu hỏi riêng. Chẳng hạn, nếu có 5 năng lực mà bạn đang mong muốn tìm kiếm cho vị trí trống thì bạn có thể soạn ra các câu hỏi đào sâu vào 5 yếu tố đó. Từ việc thu thập các câu trả lời của từng ứng viên, doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng tìm ra người thực sự phù hợp cho công việc mà bạn đang tuyển dụng.
Cần tạo cuộc phỏng vấn tiêu chuẩn cho từng vị trí công việc
Đảm bảo việc khích lệ nhân viên đúng cách
Việc khích lệ nhân viên không chỉ dựa vào kết quả mà còn cần tập trung vào quá trình mà nhân viên đó làm việc. Theo đó, nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào doanh số mà bỏ qua việc điều chỉnh doanh số sao cho phù hợp với từng sản phẩm thì sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Do đó, trong quá trình làm việc doanh nghiệp cần theo dõi sát sao thái độ làm việc của từng nhân viên, đặt ra những mục tiêu phù hợp và có các chế độ khen thưởng, khích lệ phù hợp xuyên suốt một dự án, chứ không đợi kết thúc mới bắt đầu khen thưởng.
Xây dựng một bản miêu tả công việc thực tế
Sai lầm lớn nhất trong việc xây dựng văn hoá và giới thiệu đến các ứng cử viên chính là quảng cáo môi trường làm việc một cách không đúng với thực tế. Nếu văn hoá doanh nghiệp của bạn chưa thực sự tốt thì đừng hứa hẹn với người tìm việc về một văn hoá hoàn hảo mà bạn không thể cung cấp. Bởi điều gì sai với sự thật đều sẽ mang đến những thất vọng và phản tác dụng. Do đó, bên cạnh bản mô tả chi tiết về những gì mà doanh nghiệp mong đợi từ một ứng cả viên, đừng quên kèm theo cả những điều thú vị mà công ty bạn có thể cung cấp cho nhân viên trong quá trình làm việc và đừng phóng đại nó lên nhé. Bởi vì luôn có những điều tốt và chưa tốt trong mỗi công việc và nhân viên hoàn toàn hiểu được điều đó nên đừng cố gắng làm hoàn hảo mọi thứ nhé.
Không ngại sự thay đổi
Nếu cảm thấy có điều gì đó không ổn trong văn hoá doanh nghiệp của bạn đừng ngần ngại thay đổi nó. Đừng lo vì bạn sẽ không phải thay đổi tất cả mọi thứ mà chỉ nên đổi lại những điều chưa phù hợp. Theo đó, bạn có thể xác định những điều phù hợp mang lại hiệu quả tốt ở quy trình cũ, sau đó tìm kiếm những điểm còn thiếu sót, chưa tối ưu để thay đổi, làm mới. Với những dữ liệu được tổng hợp, bạn hãy mạnh dạn thực hiện phương pháp phù hợp để thay đổi quy trình xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp và tiên tiến hơn.
Trên đây là 5 giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả mà bạn nên tham khảo để tìm kiếm giải pháp cho chính công ty mình. Chỉ khi bạn tuyển dụng đúng nhân viên thì một nền văn hoá doanh nghiệp tích cực mới diễn ra và mang đến nhiều kết quả tốt đẹp cho công việc. Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho văn hoá doanh nghiệp, tạo sự khác biệt so với công ty đối thủ nhằm thu hút nhân tài thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của hệ thống MGE. MGE chính là nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến mang nhiều ưu điểm vượt trội như dễ dàng tạo khóa học, phân chia bài giảng theo từng mục cụ thể, cung cấp kiến thức theo hình thức công khai hay nội bộ, quản lý thông tin nhân viên và kết quả học tập rõ ràng, cung cấp báo cáo từ tổng hợp đến chi tiết,… Bên cạnh đó, MGE còn tạo các bài kiểm tra trong mỗi khóa học và cấp chứng chỉ hoàn thành sau khi nhân viên kết thúc một khóa học cụ thể. Điều này sẽ tạo hứng thú tham gia học tập của nhân viên, góp phần nâng cao kỹ năng, kiến thức cho mỗi người trong công ty. Như vậy, MGE chính là công cụ tuyệt vời để bạn tạo điểm ấn tượng trong mắt ứng cử viên, góp phần vào quá trình xây dựng văn hoá được diễn ra hiệu quả hơn.