Văn hóa doanh nghiệp được coi là những giá trị, tài sản vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có khả năng tác động chi phối lý trí, tình cảm và tác phong làm việc của từng thành viên trong doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Việc xây dựng 1 nền văn hóa công ty tích cực và chất lượng không phải có thể thực hiện trong 1 sớm 1 chiều hoặc bất biến. Các công ty gặp phải không ít khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp và loay hoay tìm cách vượt qua. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những khó khăn cũng như cách giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình xây dựng và duy trì văn hóa công ty.
Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp không phải là khái niệm mới, nhưng không ít công ty không hề chú trọng đến vấn đề này. Văn hóa doanh nghiệp được ví như dấu vân tay của mỗi công ty, là đặc điểm nhận dạng của công ty trên thị trường. Bởi mọi sản phẩm, chiến lược kinh doanh, marketing… đều có thể sao chép, xào nấu nhưng giá trị, chuẩn mực của tổ chức điểm tạo nên cá tính của doanh nghiệp luôn khác biệt. Một doanh nghiệp có văn hóa công ty chất lượng sẽ trở nên dễ dàng nhận diện, nổi bật hơn hẳn so với những đối thủ cạnh tranh, là điểm gây ấn tượng của các đối tác tiềm năng.
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những niềm tin và giá trị mà các nhà quản lý doanh nghiệp chia sẻ, sau đó được truyền đạt và củng cố thông qua các phương pháp khác nhau, cuối cùng là định hình nhận thức, hành vi và sự hiểu biết của nhân viên. Nói 1 cách đơn giản, cơ cấu tổ chức của công ty được xem như 1 cơ thể thì văn hóa chính là linh hồn. Khi xây dựng được 1 nền văn hóa doanh nghiệp tích cực, các thành viên nhất trí và quan tâm sâu sắc đến các giá trị của tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách tạo động lực cho nhân viên và điều phối hành vi của họ theo một tầm nhìn và các mục tiêu hoạt động cụ thể có lợi cho công ty.
Văn hóa công ty nhằm giúp nhân viên cũng như khách hàng hiểu rõ về cách công ty kinh doanh, tương tác trong nội bộ và tương tác với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp. Điều này giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và gây ấn tượng với đối tác tiềm năng
Văn hóa là tổng hợp các nguyên tắc, ranh giới và kỳ vọng cho nội bộ nhân viên cũng như và khách hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nền tảng chính để truyền cảm hứng và động lực làm việc và gắn bó lâu dài cho nhân viên, là công cụ thu hút, tuyển dụng những ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Những người chuyên môn cao luôn muốn làm việc với những công ty tốt nhất, và những người giỏi nhất là chất xúc tác để tạo nên chuỗi thành công liên tục trong kinh doanh.
Đối tác làm ăn cũng muốn hợp tác với những công ty tốt nhất, bởi vì nó phù hợp với giá trị và kỳ vọng của chính họ. Những đối tác và khách hàng này coi văn hóa doanh nghiệp như một yếu tố khác biệt trong hoạt động kinh doanh của bạn, thay vì chỉ dựa vào sản phẩm hoặc dịch vụ.
>>> Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Tháo gỡ khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Chưa nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Như trên đã nói, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này là do những người nhà quản lý chưa nắm rõ về ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh và quan niệm sự sống còn của công ty là do hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Việc chưa nhận thức rõ ràng hiệu quả kinh doanh đạt được cần dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp chất lượng và vững chắc. Chỉ khi nhà quản lý cân bằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh sẽ thúc đẩy hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp doanh nghiệp, hướng tới phát triển toàn diện, bền vững.
Phần lớn doanh nghiệp chưa thực coi văn hóa doanh nghiệp là động lực thúc đẩy sự phát triển. Văn hóa doanh nghiệp chính là điểm tạo nên sự khác biệt và yếu tố tạo ấn tượng với các khách hàng và đối tác. Mỗi doanh nghiệp đều có một nếp hành xử với những chuẩn mực ứng xử trong và ngoài doanh nghiệp; cũng những giá trị cốt lõi mà mỗi nhân viên đều cần nghiêm chỉnh trong quản lý và thực hành công việc… Việc chưa thực sự hiểu rõ về giá trị của văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến công ty không thể tạo được môi trường làm việc đủ hấp dẫn với nhân viên và tạo sự hứng thú với những ứng viên tiềm năng.
Không biết bắt đầu từ đâu
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, xác định những yếu tố then chốt, các giá trị mà công ty theo đuổi và phát triển. Nếu chỉ chăm chăm vào suy nghĩ xây dựng 1 nền văn hóa tích cực nhưng không có kế hoạch triển khai như thế nào chẳng khác nào điều hành 1 con tàu mà không biết đích đến. Trước hết, nhà quản lý cần xem xét văn hóa doanh nghiệp hiện tại, nhìn nhận và đánh giá xem đâu là những điểm cần cải thiện. Sau đó sẽ tìm phương hướng cải thiện cũng như định hướng phát triển văn hóa trong chu kỳ ngắn từ 3-5 năm.
>>> 5 nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần nhớ để đạt hiệu quả cao
Đào tạo là 1 phần của văn hóa doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp cho rằng đào tạo và văn hóa doanh nghiệp là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt. Nhưng thực chất đào tạo là 1 phần của văn hóa doanh nghiệp. Việc đào tạo giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên khiến họ cảm thấy hài lòng với sự phát triển năng lực bản thân trong hành trình sự nghiệp. Đây cũng là điều nhân viên coi trọng và quyết định khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không.
Khi đưa đào tạo trở thành 1 phần trong văn hóa doanh nghiệp sẽ thúc đẩy môi trường học tập tích cực tại nơi công sở, cho phép nhân viên có thể thoải mái chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm cũng như dễ dàng khỏa lấp những thiếu sót trong năng lực chuyên môn. Đào tạo sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tận dụng các hệ thống đào tạo trực tuyến như MGE để thúc đẩy sự học trong doanh nghiệp và biến nó trở thành 1 vũ khí giúp xây dựng văn hóa công ty vững mạnh.
>>>> Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực của các công ty hàng đầu thế giới
Cải thiện sự tương tác và gắn kết của nhân viên
87% các nhà quản lý nhân sự cho rằng văn hoá và sự gắn kết là những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp cần phải truyền đạt kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể nhân viên. Đảm bảo cho các nhân viên hiểu rõ chiến lược văn hóa doanh nghiệp là gì và họ sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc định hình hay thay đổi văn hóa trong công ty. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thường xuyên khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc và tìm ra các phương pháp để cải thiện. Đó có thể là điều chỉnh chế độ phúc lợi hay thêm các đãi ngộ hấp dẫn cho các vị trí để nhân viên thấy được động lực phấn đấu.
Nuôi dưỡng nền văn hóa tích cực
Một trong những khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là cách triển khai và duy trì hiệu quả lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp luôn cần sự vận động phát triển theo xu hướng đi lên của công ty. Vì thế, việc triển khai và duy trì văn hóa cần linh hoạt và có sự điều chỉnh khi cần thiết. Một văn hóa doanh nghiệp tích cực cần có xu hướng liên tục, và được định hướng rõ ràng. Nhà quản lý nên thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn hóa doanh nghiệp, xem xét những lĩnh vực bạn tập trung vào quý sau, sáu tháng hoặc năm.
Dù doanh nghiệp không chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nó cũng dần tự hình thành, nhưng khó kiểm soát chiều hướng phát triển là tốt hay xấu. Chủ động xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ biến công ty thành một môi trường tuyệt vời để làm việc với cả nhân viên và những ứng viên trong tương lai. Văn hóa doanh nghiệp cũng tác động tích cực đến cách đối tác cảm nhận về công ty của bạn. Để tìm hiểu thêm về hệ thống đào tạo trực tuyến và biết thêm cách triển khai văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, liên hệ ngay với MGE nhé.
>>>> 10 cách biến việc học trở thành một phần văn hóa doanh nghiệp