Xây dựng và phát triển nền văn hóa doanh nghiệp lấy việc học tập làm trung tâm vô cùng quan trọng nếu công ty muốn thu hút những nhân tài về “đầu quân”. Để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần cung cấp các hình thức đào tạo phù hợp giúp nhân viên phát triển năng lực của bản thân. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cách Google xây dựng và phát triển nền văn hóa học tập mạnh mẽ.
Tại sao cần phát triển văn hóa học tập tại công sở?
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, phần lớn người lao động đều muốn phát triển sự nghiệp nhưng công việc hiện tại của họ chưa tạo điều kiện để họ có thể tiến lên nấc thang mới. Chỉ khoảng 13% nhân viên có ý định gắn bó lâu dài với công ty, 50% tìm cơ hội khác để có thể phát triển năng lực của bản thân. Không phải mọi doanh nghiệp đều dành ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực để thực hiện việc đào tạo nâng cao kỹ năng, năng lực chuyên môn giúp nhân viên phát huy đúng tiềm năng và tạo lộ trình thăng tiến rõ ràng. Với những doanh nghiệp có quan tâm đến lĩnh vực đào tạo trong doanh nghiệp, đến 70% kế hoạch học tập và phát triển kỹ năng của nhân viên thực hiện trực tiếp tại công sở và do 1 người hướng dẫn.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa học tập tại công sở không chỉ giúp nhân viên cảm thấy có cơ hội phát triển bản thân mà còn giúp nâng cao sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sở hữu một nền văn hóa học tập tốt cũng là điều kiện cần để giữ chân người tài và thu hút thêm những nhân sự sáng giá cống hiến cho công ty.
>>> Xem thêm: Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại là một phần tất yếu trong đào tạo nội bộ?
Yếu tố để tạo nên một nền văn hóa học tập tốt ở doanh nghiệp là gì?
Khả năng học tập linh hoạt: Một trong những điều quan trọng để hình thành nên văn hóa học tập trong doanh nghiệp đó là người quản lý cần cung cấp cho nhân viên một công cụ học tập linh hoạt. Điều này giúp nhân viên không cần thu xếp công việc hay thời gian để tham gia các buổi training tập trung. Thay vào đó, họ hoàn toàn làm chủ thời gian học của mình. Một phần mềm học online chính là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể cung cấp khả năng học linh hoạt cho nhân viên.
Trải nghiệm học tập tích cực là việc nhân viên dễ dàng tìm kiếm những bài học cần thiết cho việc học của mình, đồng thời cũng có thể chia sẻ những bí quyết áp dụng kiến thức vào thực tế công việc. Nhờ đó, nhân viên có nhiều động lực học tập và cố gắng hơn, bởi những thứ họ cần cho công việc có thể dễ dàng được trau dồi và cùng cố.
Lộ trình phát triển năng lực rõ ràng và minh bạch là một yếu tố quan trọng để xây dựng nền văn hóa học tập trong công sở. Để đưa ra lộ trình phát triển cho từng nhân viên, doanh nghiệp cần đưa ra các tiêu chí khung năng lực ở từng vị trí, cấp độ giúp nhân viên nhận thấy nhu cầu học tập và phát triển của chức vụ hiện tại và những kỹ năng cần bổ sung để có thể đảm nhận các vai trò trong tương lai. Nhiều phần mềm học online hiện nay như MGE cho phép nhà quản lý, bộ phận L&D xây dựng khóa học theo lộ trình thăng tiến của từng nhân viên và phân quyền để họ bổ sung kiến thức theo vị trí tương ứng.
Nỗ lực học tập được công nhận. Nền văn hóa học tập chỉ thực sự vững mạnh khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp hiểu được giá trị của việc học và đề cao công sức của nhân viên trong quá trình phát triển bản thân thông qua đào tạo. Việc công nhận sự của từng cá nhân không chỉ khuyến khích nhân viên hình thành thói quen học và trau dồi kỹ năng mới. Tư duy phát triển và học tập tích cực của nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đối với một nền văn hóa học tập vì nó tạo ra một môi trường nơi mọi người tin tưởng vào việc học và muốn học.
Google xây dựng nền văn hóa học tập như thế nào?
Google là công ty công nghệ đa quốc gia chuyên cung cấp các dịch vụ, sản phẩm liên quan đến Internet. Google có khoảng 15 trụ sở với hơn 100.000 nhân viên trên toàn cầu. Vậy làm sao để Google có thể phát triển 1 nền văn hóa học tập vững mạnh với quy mô lớn như vậy?
Tạo sự chủ động học tập
Nếu như phương pháp đào tạo trực tiếp với việc sử dụng tài liệu in ấn khiến việc học tập của nhân viên trở nên thụ động. Với tài liệu đã được in sẵn, nhân viên quan niệm họ không cần phải ghi nhớ những nội dung được truyền đạt trong buổi training. Vì thế, khả năng nắm bắt những kiến thức mới để trau dồi kỹ năng thường mang tính gượng ép. Google cung cấp cho nhân viên những kiến thức, thông tin hữu ích và bám sát với nhu cầu thực tế công việc. Họ áp dụng nguyên tắc đẩy/kéo khi cung cấp kiến thức mới cho đội ngũ nhân sự:
Đẩy là khi nội dung kiến thức mới được đưa cho nhân viên vào đúng thời điểm, ở những nơi mà người học sẽ sử dụng nội dung đó. Chẳng hạn như 1 ứng dụng cần thiết trong quá trình làm việc sẽ được gửi cho họ ngay trong giờ làm việc. Hoặc, với bộ phận sale, thông tin về sản phẩm mới được đẩy lên các phần mềm học online để nhân viên có thể tiếp cận ngay lập tức.
Kéo là việc lưu trữ tất cả các thông tin cần thiết để training, nâng cao kiến thức trong 1 hệ thống mà nhân viên có thể dễ dàng truy cập. Google tạo kho lưu trữ và cấp quyền truy cấp cho nhân viên. Với việc tạo kho dữ liệu học tập này, Google đã giúp:
- Cơ hội học tập mọi nơi mọi lúc: Nhân viên có thể học tập, nâng cao kiến thức bất cứ khi nào họ cần. Và nhân viên các phòng ban khác nhau có thể cũng có thể truy cập vào kho dữ liệu để mở rộng kiến thức của mình, mang đến cơ hội phát triển mới cho bản thân, đồng thời tạo lợi ý cho Google
- Hạn chế xung đột lịch trình: Bằng cách cung cấp cho nhân viên các phần mềm học online nhằm tự trau dồi kiến thức, Google là hạn chế sự xung đột lịch trình có thể phát sinh khi thực hiện các phiên họp nhóm bắt buộc.
- Quyền truy cập 24/7: Không phải mọi kiến thức đều chỉ cần 1 – 2 buổi để hiểu và nắm vững. Việc cấp quyền truy cập 24/7 vào hệ thống khóa học trực tuyến thúc đẩy việc học tập 1 cách tự nhiên, ôn luyện hoặc tra cứu lại tài liệu khi cần
Chia sẻ và học hỏi
Một trong những cách giúp Google xây dựng nền văn hóa học tập vững mạnh dù nhân viên rải rác khắp nơi trên thế giới chính là sự kết hợp uyển chuyển giữa 2 yếu tố học tập và chia sẻ. Thực tế, môi trường làm việc đề cao học tập sẽ khuyến khích chia sẻ và được chia sẻ kiến thức. Tại đay, nhân viên cảm thấy hào hứng với việc đặt câu hỏi và chia sẻ ý tưởng mà không gặp phải sự cản trở hay kỳ thị nào. Ở Google, mọi ý kiến đều được coi trọng và khuyến khích chia sẻ. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào cũng mang tính thực tế, có thể có sự bất đồng quan điểm nhưng chia sẻ, tranh luận là sẽ góp phần tạo ra những ý tưởng đột phá.
Kiến thức có thể truyền đạt giữa các cá nhân, giữa các nhóm hoặc giữa các trụ sở. Để việc truyền đạt này đạt hiệu quả tối đa, kiến thức cần được xây dựng 1 cách hệ thống và được có quy trình rõ ràng. Chẳng hạn như thông tin về 1 dự án vừa mới hoàn thành sau khi nội bộ tiến hành đánh giá sẽ thực hiện đánh giá mở rộng thông qua phỏng vấn khách hàng hay lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành. Việc tổ chức quá trình chia sẻ thông tin cần được sắp xếp 1 cách hợp lý nhằm đảo bảo thông tin thông suốt và có quy trình rõ ràng.
Học tập từ những thất bại
Không phải mọi kiến thức được chia sẻ đều là được xây dựng từ thành công của các dự án, Google giúp nhân viên học hỏi từ chính các thất bại họ từng gặp phải. Ở Google, thất bại không phải là điều đáng xấu hổ mà được sử dụng như 1 bước đệm để tiến tới những điều tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như Google từng thất bại với Google Buzz để rồi sau đó tìm cách khắc phục và cho ra mắt Google Plus.
Có thể nói, Google xây dựng 1 văn hóa học tập tại nơi làm việc một cách tự nhiên, thay đổi định kiến của đào tạo trong công việc từ bắt buộc sang khuyến khích và tự định hướng. Khi áp dụng phương thức học tập này, nhân viên sẽ có lộ trình thăng tiến rõ ràng, có thể mở rộng kiến thức theo nhu cầu công việc và sở thích của họ. Trải nghiệm phần mềm học online MGE để xây dựng một doanh nghiệp có văn hóa học tập vững mạnh.
>>> Xem thêm: Xây dựng văn hóa học tập thông qua hệ thống moodle LMS cho doanh nghiệp