5 lưu ý quan trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

5 lưu ý quan trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp được xem là nền tảng cốt lõi để công ty thực hiện tốt những mục tiêu đề ra và từng bước phát triển mạnh mẽ hơn. Trong quá trình thực hiện các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu không hiểu đúng sẽ dễ dẫn đến những sai lầm không đáng có, khiến cho doanh nghiệp ngày càng xa rời trọng tâm hoạt động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến bạn những lưu ý quan trọng khi xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp. Hãy tham khảo để có thêm nhiều thông tin nhé!

Văn hoá doanh nghiệp được xem là nền tảng cốt lõi của mỗi công ty

Văn hoá doanh nghiệp được xem là nền tảng cốt lõi của mỗi công ty

Hiểu sai về cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp

Đây có lẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất trong quá trình xây dựng văn hoá. Nếu ban quản lý, lãnh đạo không truyền tải rõ ràng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi đến toàn thể nhân viên thì sẽ khiến đội ngũ đi sai hướng phát triển của công ty. Một đoàn thể khác nhau về chí hướng sẽ khó mà thực hiện công việc một cách chính xác. Chính vì thế, ngay bản thân người quản lý cần hiểu rõ mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp để từ đó có kế hoạch truyền tải thống nhất, chính xác cho nhân viên. 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà không có kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những tổ chức mới thành lập thường có rất nhiều ý tưởng xây dựng văn hóa tích cực. Thế nhưng nếu thực hiện mà không có kế hoạch thì mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn, mất thời gian mà lại không đạt được hiệu quả. Theo đó, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp, đúng đắn thì bạn cần xem qua tình hình văn hoá hiện có, dành thời gian để nghiên cứu và nhìn nhận nó. Từ đó có thể tìm ra những yếu tố cần cải tiến. Bạn cần xem lại tầm nhìn sứ mệnh ngay từ đầu khi phát triển doanh nghiệp để không quá xa rời mục đích ban đầu. Sau đó, cần lên kế hoạch chi tiết nhằm đề ra hướng đi của tổ chức trong 3 đến 5 năm tới.  

Tập trung quá nhiều vào tiêu cực

Xây dựng văn hoá chính là công việc nhằm tái thiết lập nhịp điệu cho công ty. Do đó, nếu cảm thấy có những yếu tố tiêu cực đang tồn tại trong nội bộ, bạn nên tránh phàn nàn về nó quá nhiều. Thay vào đó hãy tìm ra phương án để giải quyết dứt điểm những ảnh hưởng tiêu cực đó. Ở vị trí là người lãnh đạo, bạn nên kiểm soát tâm trạng và sóng năng lượng của mình để biến môi trường làm việc luôn tích cực, năng động. Đừng để tâm trạng ủ rũ, tiêu cực lan rộng khắp tổ chức. 

>> Xem thêm: Vai trò của cấp lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp

Loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực

Sự tranh giành quyền lực chính là nguyên nhân cản trở sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty. Một môi trường làm việc thiếu lành mạnh, kết bè kéo cánh sẽ khiến doanh nghiệp trở nên rời rạc, thiếu kết nối, đoàn kết. Việc này sẽ không thể giúp tổ chức đi xa và đi lâu được. Do đó, để hạn chế vấn đề này, công ty cần phát triển một môi trường làm việc cởi mở, có cách đánh giá năng lực rõ ràng, minh bạch, cho phép có sự bất đồng ý kiến về một vấn đề nào đó, điều hoà những sự khác biệt và phát huy sự hòa thuận của tập thể. Việc khen thưởng cũng cần dựa trên những quy định rõ ràng để không tạo nên sự đố kỵ, ganh ghét lẫn nhau trong nội bộ. 

Cần loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong doanh nghiệp

Cần loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong doanh nghiệp

Thiếu kế hoạch đào tạo nội bộ

Đào tạo nội bộ cũng chính là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nên một nền tảng vững chắc cho sự đột phá của doanh nghiệp. Thế nhưng dường như nhiều doanh nghiệp lại chưa thực sự chú trọng vấn đề này trong nội bộ. Điều này đôi khi gây ra những bất mãn trong mỗi nhân viên khi học không nhận được những giá trị cần thiết trong công việc. Việc không được đào tạo thường xuyên còn khiến cho nội bộ luôn trong tình trạng trì trệ, thiếu sự phấn đấu và đột phá. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng nên kế hoạch đào tạo sao cho bài bản và phù hợp nhất để tạo nên một đội ngũ tinh tú. 

Có hai hình thức chính trong đào tạo nội bộ đó là đào tạo trực tiếp và đào tạo gián tiếp. Mỗi phương thức đều mang những ưu điểm nổi bật riêng. Tuy nhiên gần đây phương án đào tạo gián tiếp qua online nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bởi hình thức này không chỉ hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn vô cùng tiện lợi vì nhân viên có thể tham gia khóa học bất cứ lúc nào và ở đâu.

Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống đào tạo online thì có thể tham khảo nền tảng MGE. MGE mang đến giải pháp đào tạo toàn diện trên hai nền tảng website và app hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng khóa học trực tuyến hiệu quả. Không chỉ giúp đăng tải, chỉnh sửa, bổ sung bài học dễ dàng, MGE còn có tính năng ưu việt như thông báo tự động, cung cấp huy hiệu/ chứng chỉ khoá học, tạo bài kiểm tra trực tuyến,… Với MGE, doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải văn hoá doanh nghiệp, cung cấp kiến thức và là công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực, thái độ học tập của từng nhân viên. Đây sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc năng động, lành mạnh, công bằng và phát triển. 

MGE mang đến giải pháp đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp

MGE mang đến giải pháp đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp

Trên đây là những lưu ý khi thực hiện các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì đây là vấn đề quan trọng do đó doanh nghiệp cần thận trọng và kỹ lưỡng trong việc xây dựng văn hoá để đảm bảo tổ chức đi đúng lộ trình và mục tiêu đã đề ra. Và đừng quên thường xuyên đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch xây dựng văn hoá để phát huy điểm tốt cũng như tìm ra những hạn chế để kịp thời khắc phục nhé. 

Về tác giả

Trung Thành

Liên hệ với chúng tôi