Khái niệm văn hóa doanh nghiệp có từ rất lâu thế nhưng có không ít doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ và thật sự chú trọng đến nó. Để có thể bền vững và phát triển mạnh trong dòng chảy của nền kinh tế thị trường sôi động hiện nay thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, trong bài viết này, MangoAds xin được gửi đến các bạn một vài giải pháp hữu hiệu trong kế hoạch xây dựng này. Mời các bạn đón đọc.
Văn hóa doanh nghiệp dù không tồn tại một cách cụ thể, hữu hình nhưng nó vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp. Đây là yếu tố thể hiện bộ mặt thương hiệu vì các hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần giúp quảng bá thương hiệu ra bên ngoài.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và gần như không thể thiếu đối với mọi công ty
Văn hoá doanh nghiệp có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên, nói một dễ hiểu đó là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng nên trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong môi trường làm việc của mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay công ty thì văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện qua các quan niệm, quy định, cách giao tiếp ứng xử giữa mọi người với nhau. Từ đó, tạo nên những giá trị mặc định của doanh nghiệp, mà những nhân viên gia nhập buộc phải hoà nhập vào nền văn hóa đó.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là mối quan hệ giữa con người với con người mà nó còn là nền tảng của việc phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo đó, nó được thể hiện qua những mục tiêu, ý tưởng, đạo đức kinh doanh hoặc cách dùng người, đào tạo nhân viên trở nên xuất sắc hơn.. Và như thế, nó ảnh hưởng đến hành vi, tính cách và khả năng của mỗi con người trong doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nền văn hóa đều là riêng biệt và khác biệt thể hiện cho bộ mặt và thương hiệu của tổ chức đó.
Từ những điều trên, có thể thấy rõ rằng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không thể thiếu nếu như muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Và để có được một lộ trình hoàn hảo, cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng cho có thể phát huy tối đa hiệu quả.
Một vài giải pháp mà bạn có tham khảo.
Xây dựng chiến lược đầu tư cho nhân viên
Mỗi nhân viên trong công ty là một cá thể độc lập, có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh để có thể tận dụng được tiềm lực của toàn bộ nhân viên. Mỗi nhân viên đều tiềm ẩn những khả năng, thế mạnh mà nếu như không khám phá, khai thác được thì sẽ rất uổng phí. Thông qua việc đào tào, rèn luyện từ những buổi training, tập huấn, mỗi người có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng mới hoặc phát huy được sở trường của mình. Qua đó, họ có thể góp phần mạnh mẽ cho sự phát triển của công ty trở nên thuận lợi hơn.
Lên ý tưởng đầu tư cho nhân viên
Thuyết phục, tuyên truyền kiến thức tuân thủ về pháp luật cho nhân viên
Theo lời Bác Hồ nói thì một người công dân không chỉ cần có tài mà cần có đức. Vì thế, khi làm việc trong bất kỳ môi trường nào cũng cần rèn dũa đạo đức, lối sống của mình sao cho phù hợp và tôn trọng theo pháp luật. Mỗi công ty, tổ chức cần tích cực tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nhân viên có kiến thức cũng như rèn dũa những kỹ năng giải quyết vấn đề khi liên quan đến quy định trong bộ Luật.
Giải pháp thứ 3 trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là văn hóa giao tiếp, ứng xử nơi công sở. Giao tiếp là một hoạt động vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống cần giao tiếp, ứng xử thì nơi công sở lại càng gần hơn. Giao tiếp ở đây không chỉ là giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với sếp mà còn là giữa nhân viên với khách hàng. Văn hóa ứng xử trong công sở được dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù cương vị, quyền hạn khác nhau nhưng đều đang thực hiện một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do vậy, trong ứng xử cần có sự tôn trọng nhau trên tinh thần hợp tác, đúng với những gì văn hóa doanh nghiệp đã đề ra.
Tạo nên một khung tiêu chí cần đạt cho nhân viên
Để có thể phát triển một cách toàn diện và đáp ứng nhu cầu của mỗi công việc thì mỗi nhân viên cần xác định cho mình những điều kiện tiên quyết cần có. Đó có thể là những kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành,… mà mỗi người cần phải đạt được theo từng cấp bậc, ngành nghề. Và theo đó, doanh nghiệp cần lập nên một khung tiêu chuẩn cho từng đối tượng để nhân viên có thể dựa vào đánh giá, mình đang thiếu thứ gì và cần cải thiện điều gì. Điều này nên thực hiện định kỳ theo tháng hoặc theo quý để có thể đánh giá năng lực chính xác nhất của từng nhân viên, mà có thể điều chỉnh kịp thời.
Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, team building
Trong khi đi làm, nhân viên không chỉ cần làm việc đủ giờ và về nhà mà còn cần giao lưu, hợp tác với các thành viên khác. Vì vậy, trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, người quản lý cần ra sức thuyết phục, động viên nhân viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, team building,.. Từ đó có thể hiểu hơn về doanh nghiệp, hiểu hơn về mọi người trong công ty để chuyện đi làm không cảm thấy tẻ nhạt và gập khuôn. Ngoài ra, việc giao lưu học hỏi với nhau giúp tăng sự thú vị, đa dạng trong văn hóa doanh nghiệp, làm nổi bật thương hiệu và thu hút các ứng viên khác.
Văn hoá trong doanh nghiệp giúp tăng hiệu suất làm việc
Mỗi chương trình teambuilding được tổ chức sẽ bao gồm chuỗi các hoạt động vui chơi, vượt qua thử thách khác nhau để tạo dựng cơ hội tìm hiểu, gần gũi giữa các đồng đội. Bên cạnh đó, những chương trình này cũng là công cụ nối dài hiệu quả truyền thông những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Những chuyến đi, những hoạt động trong teambuilding là cơ hội cho nhân viên có thể mở lòng mình để đón nhận những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp muốn gửi gắm.
Thiết kế, trang trí văn phòng làm việc theo đúng concept của văn hóa doanh nghiệp
Bên cạnh những giải pháp về con người thì về cơ sở vật chất cũng cần được quan tâm. Cụ thể đó là môi trường làm việc của công ty. Việc trang trí văn phòng công ty sẽ đem lại bộ mặt mới cho doanh nghiệp, giúp khẳng định thương hiệu tốt hơn với người ngoài. Mặt khác, văn phòng doanh nghiệp sẽ tạo cảm hứng rất nhiều cho nhân viên khi làm việc, góp phần làm tăng tính sáng tạo và năng suất.
Trên đây là những giải pháp cơ bản giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình. Để có thể gìn giữ và phát huy toàn bộ tiềm lực, mỗi người trong doanh nghiệp cần tích cực trau dồi và cải thiện chính bản thân mình. Từ đó góp lên những viên gạch vững chắc cho văn hóa doanh nghiệp.