Xây dựng sự gắn kết giữa các nhân viên là một yếu tố quan trọng của một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Nhân viên có sự gắn kết sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, tiết kiệm thời gian và giữ chân được nhân tài ở lại cống hiến cho công ty, đồng thời thu hút thêm những ứng viên tiềm năng về đầu quân. Đây cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp thích ứng trước sự vận động phát triển không ngừng của thị trường. Làm sao để tạo dựng sự gắn kết trong nhân viên, cùng tìm hiểu cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự gắn kết trong bài viết dưới đây!
Tại sao cần phải xây dựng sự gắn kết trong doanh nghiệp?
Nếu coi doanh nghiệp như ngôi nhà, tinh thần, thì văn hóa doanh nghiệp là trụ cột. Thiếu văn hóa thì doanh nghiệp như ngôi nhà thiếu trụ cột, như cỗ xe không có tay lái. Và sự gắn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp chính giống như các mảnh ghép giúp doanh nghiệp trở nên vững mạnh hơn, nâng cao hiệu quả công việc.
Một doanh nghiệp tạo được văn hóa gắn kết, nhân viên sẽ tìm thấy được niềm vui và đam mê trong công việc, từ đó phục vụ khách hàng chu đáo hơn, duy trì tính ổn định về nguồn nhân lực. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự thay vì liên tiếp tuyển dụng và đào tạo người mới. Tuy nhiên, tạo sự gắn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp là 1 hành trình đòi hỏi sức lực và thời gian dài xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
>>> Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại là một phần tất yếu trong đào tạo nội bộ?
5 cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết
Đảm bảo mọi nhân viên đều hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
Để xây dựng được sự gắn kết trong doanh nghiệp, các nhà quản lý và bộ phận nhân sự cần đảm bảo rằng mọi nhân viên đều hiểu rõ các mục tiêu chung của công ty. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi chia sẻ về tầm nhìn sứ mệnh cho đội ngũ nhân viên mới, đồng thời hàng năm nên chia sẻ định hướng phát triển trong năm tiếp theo để mọi nhân viên có thể cảm nhận rõ hơn về giá trị chung của tập thể. Bởi khi nhân viên không nắm rõ tầm nhìn sứ mệnh, các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang hướng tới, có thể làm việc đi chệch định hướng phát triển của công ty. Vì thế, chia sẻ các thông tin quan trọng về các giá trị và định hướng phát triển sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp, đảm bảo mọi cống hiến của nhân viên đều phục vụ cho mục tiêu chung.
Công nhận các giá trị và thành tựu của nhân viên
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng xây dựng văn hóa gắn kết thành công hay không. Bởi mỗi nhân viên khi đi làm đều mong muốn được công nhận năng lực cũng như những cống hiến và thành tựu họ đã tạo ra. Trong lộ trình phát triển sự nghiệp, nhu cầu công nhận này càng trở nên mạnh mẽ. Biêt cách thừa nhận các giá trị mà nhân viên đã tạo dựng và đóng góp cho doanh nghiệp chính là cách tốt nhất để họ cảm thấy có động lực gắn kết và cống hiến nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp có thể xây dựng các khung đánh giá nhân viên để có thể thấy rõ những nỗ lực mà họ đã đạt được trong suốt quá trình làm việc từ đó đưa ra khen, thưởng phù hợp. Môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy được tôn trọng và khích lệ sẽ có năng suất làm việc cao và hiệu quả hơn.
>>> 5 giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp bạn có thể áp dụng
Thường xuyên khảo sát, thăm dò ý kiến
Cách hiệu quả nhất để biết được nhân viên cảm nhận gì về văn hóa doanh nghiệp chính là thực hiện các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến. Khi thực hiện khảo sát, nhà quản lý và bộ phận nhân sự cần lưu ý rằng trọng tâm của cuộc thăm dò ý kiến phải là nhân viên bởi họ sẽ cung cấp các góc nhìn cũng như đánh giá các bất cập của văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Dựa trên các kết quả được thu thập, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện tại, và tìm cách khắc phục các hạn chế.
Thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ trong doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo nên duy trì các buổi chia sẻ về định hướng phát triển công ty hoặc tình hình hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng sự gắn kết. Hoạt động này không chỉ củng cố văn hóa doanh nghiệp mà còn khích lệ các nhân viên cùng nhau làm việc hiệu quả. Qua những buổi nói chuyện, nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ và chia sẻ ý kiến, quan điểm trên nhiều phương diện cuộc sống và công việc. Điều này không chỉ giúp nhân viên phát triển chuyên môn trong công việc mà còn khiến có động lực làm việc và cống hiến.
>>> 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Quan tâm đến việc đào tạo nội bộ
Đào tạo là một trong những yếu tố giúp tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty, đồng thời thu hẹp khoảng cách năng lực trong đội ngũ nhân lực. Các nhân viên khi nhận được sự đào tạo giúp bổ sung những khoảng trống trong chuyên môn sẽ nâng cao năng suất làm việc. Bên cạnh đó, nếu bộ phần đào tạo có thể xây dựng được lộ trình đào tạo rõ ràng giúp nhân viên nhìn nhận dễ dàng về nấc thang sự nghiệp giúp giữ chân nhân tài cống hiến với doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều giải pháp đào tạo trực tuyến hiện nay cho phép nhân viên đóng góp nội dung cho các chương trình đào tạo, từ đó họ có thể chia sẻ những kiến thức hữu ích hoặc kinh nghiệm quý báu.
Tăng khả năng gắn kết và chia sẻ với hệ thống đào tạo trực tuyến MGE
MGE là một trong những giải pháp đào tạo trực tuyến giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đồng thời tăng khả năng gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nội bộ này cho phép doanh nghiệp xây dựng hàng trăm khóa học mang tính chuyên môn cao cho từng bộ phận đồng thời đảm bảo cá nhân hóa lộ trình thăng tiến thông qua nâng cao kiến thức.
MGE giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả quá trình đào tạo, tiến hành đánh giá nhân viên thông qua training một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có thể tạo kho bài kiểm tra trực tuyến, hình thành các bài kiểm tra đánh giá năng lực theo định kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tạo các khóa đào tạo nhập môn chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và cấp quyền cho các nhân viên. Nhờ đó, họ có thể nhanh chóng hiểu các giá trị và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến mọi lúc mọi nơi. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể cắt giảm chi phí tổ chức và tiết kiệm thời gian cho các buổi chia sẻ này. Với MGE, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi chia sẻ live để thông tin về định hướng hoặc tình hình kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ về cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên. Để tìm hiểu thêm về quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực cũng như cách triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến để hình thành nền văn hóa học tập trong doanh nghiệp, liên hệ với MGE ngay nhé.
>>> 7 cách để củng cố văn hóa doanh nghiệp thông qua giải pháp training trực tuyến