Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm

Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm

Văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm mang lại vô vàn lợi ích cho các công ty, tổ chức, từ cải thiện năng suất và sự gắn kết của đội ngũ nhân sự đến nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm, từ đó phục vụ khách hàng của họ tốt hơn. Vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm là gì, làm cách nào để phát huy tối đa lợi ích của mô hình này, cùng MGE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm là gì?

Một doanh nghiệp có văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm thường sẽ có môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích phản hồi, tạo động cho nhân viên gắn kết và cống hiến hết mình. Ơ những công ty này, yếu tố con người luôn là mục tiêu hàng đầu. Khi nhân viên cảm thấy rằng doanh nghiệp chú trọng sự phát triển và lợi ích của nhân viên thường sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài, cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả. Ở môi trường làm việc này, các nhân viên đều có thể thoải mái nói lên quan điểm và đề xuất ý tưởng của mình mà không sợ bị khiển trách hoặc phải đối mặt với hậu quả.

Nhân viên là nhân tố quan trọng giúp công ty hoạt động và phát triển. Việc khuyến khích họ sáng tạo và đổi mới là rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.

Lợi ích của xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm

Như trên đã nói, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy đội ngũ nhân sự làm trung tâm sẽ mang đến nhiều lợi ích. Trong đó, phải kể đến như:

Nâng cao hiệu suất

Một trong lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm là nâng cao hiệu suất làm việc

Một trong lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm là nâng cao hiệu suất làm việc

Nhân viên sẽ tích cực tham gia các hoạt động của công ty hoặc đề xuất ý tưởng khi họ nhận ra thiện cảm từ đội ngũ quản lý cũng như có trải nghiệm tốt trong công việc. Chẳng hạn như, nhân viên cảm thấy các cấp quản lý đều quan tâm và nhìn nhận ra vai trò của họ và sẵn sàng hỗ trợ họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhân viên cảm thấy họ được trao quyền đưa quyết định công việc trong khả năng của mình.

Khi làm việc ở bất cứ môi trường công sở nào, nhân viên đều muốn cảm thấy được đánh giá cao, được tôn trọng và được công nhận tương xứng với nỗ lực họ đã bỏ ra. Nhờ đó, họ sẽ có động lực để làm việc chăm chỉ hơn và sẽ thường có năng suất làm việc hiệu quả hơn, kéo theo là tạo được nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp

Giảm tỷ lệ nghỉ việc

Một môi trường làm việc lấy nhân viên là trọng tâm sẽ tạo ra trải nghiệm tích cực cho nhân viên. Mọi hoạt động của doanh nghiệp xây dựng văn hóa, phát triển sức mạnh nội tại của tổ chức hay mở rộng kinh doanh đều lấy nhân viên làm trung tâm. Những nhân viên luôn tìm được động lực và mục tiêu phát triển thường sẽ có nhiều khả năng đồng hành với doanh nghiệp lâu hơn. 

Ngược lại, một trải nghiệm tiêu cực (chẳng hạn như môi trường làm việc thiên vị, cạnh tranh không công bằng, xung đột với quản lý…) có thể trở thành lý do nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh hiện nay, khi các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư để khôi phục lại tình hình hoạt động kinh doanh hậu Covid-19, việc coi nhân viên làm trung tâm, giữ chân những nhân viên xuất sắc cùng đồng lòng thực hiện chiến lược kinh doanh là điều vô cùng quan trọng, đồng thời giảm chi phí tuyển dụng và tái đào tạo

Cải thiện tỷ lệ hài lòng của khách hàng

Nhà sáng lập của tập đoàn đầu tư mạo hiểm đa quốc gia Virgin Group, Richard Branson khẳng định: “Hãy quan tâm đến nhân viên của bạn và họ nhân tố cốt lõi giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển theo đúng kỳ vọng”. 

Khi đội ngũ nhân sự và lãnh đạo tạo ra một nơi làm việc lấy nhân viên làm trung tâm, hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc – với mức lương công bằng, cân bằng khối lượng công việc phù hợp và văn hóa công ty tốt sẽ thúc đẩy thái độ làm việc tích cực ở nhân viên. 

Thái độ của nhân viên có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Thái độ của nhân viên có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Thái độ tích cực đó được chuyển sang các mối quan hệ với khách hàng của họ, dẫn đến việc khách hàng hài lòng và vui vẻ với dịch vụ, sản phẩm mà công ty cung cấp.

Khi người mua sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp hài lòng với thương hiệu sẽ dần trở thành khách hàng trung thành, trở thành những người truyền thông thương hiệu hiệu quả cho bạn bè và gia đình của họ và mang đến nhiều phản hồi hữu ích hơn. Cuối cùng, sự hài lòng, lòng trung thành và sự thăng tiến của khách hàng dẫn đến việc mua hàng lặp lại, góp phần vào doanh số bán hàng cao hơn.

Doanh thu và ROI cao hơn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, luôn có 1 mối quan hệ tương quan giữa kinh nghiệm của nhân viên và hiệu quả tài chính vượt trội của công ty. Những công ty có hiệu suất cao thường tập trung rất nhiều vào trải nghiệm làm việc của nhân viên, giúp đội ngũ nhân sự cảm thấy được truyền cảm hứng, có động lực làm việc và phát triển bản thân. 

Khi hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp được cải thiện thì doanh thu của công ty cũng được tăng trưởng theo. Điều này cũng kéo theo lợi tức đầu tư vào nhân viên ROI cũng hiệu quả hơn.

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy nhân viên làm trung tâm hiệu quả

Coi nhân viên như khách hàng

Để nhân viên trở thành trung tâm của nền văn hóa doanh nghiệp, bộ phận nhân sự cũng giống như bộ phận sale cần coi họ như khách hàng để phục vụ. Điều này có nghĩa là bộ phận nhân sự cần tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của nhân viên từ đó thiết kế, điều chỉnh quy trình làm việc giải quyết các vấn đề này. Chẳng hạn như nhân viên muốn thấy được sự phát triển của bản thân trong quá trình làm việc ở công ty, bộ phận cần xây dựng lộ trình học tập và thăng tiến rõ ràng cho từng cấp bậc và bộ phận. Quy trình đào tạo và phát triển năng lực, chức vụ càng minh bạch sẽ càng thúc đẩy nhân viên có động lực làm việc. 

Áp dụng công nghệ vào quá trình làm việc

Từ khi dịch Covid-19 bùng nổ, môi trường làm việc đã có sự thay đổi đáng kể. Nhiều doanh nghiệp sau khi chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến đã có ý định duy trì cả 2 môi trường ảo và trực tiếp. Điều này có nghĩa là bộ phận nhân sự cần xây dựng thêm những quy chế và cung cấp các công cụ hỗ trợ giúp những nhân viên làm việc từ xa hay ngồi trực tiếp tại văn phòng vẫn có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Khi áp dụng công nghệ để hỗ trợ làm việc, bộ phận nhân sự cần đánh giá kỹ các tiêu chí như: dễ sử dụng, dễ triển khai, khả năng tăng năng suất và hiệu quả ra sao…

Khuyến khích nhân viên phản hồi

Doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên phản hồi

Doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên phản hồi

Trong quá trình xây dựng văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm, bộ phận nhân sự cần khuyến khích họ đưa ra các phản hồi dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân. Doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn từng nhân viên để họ đưa ra ý kiến. Bạn có thể đặt các câu hỏi đánh giá trải nghiệm như:

  • Bạn có nhận xét gì về môi trường làm việc của công ty?
  • Văn hóa công ty hỗ trợ bạn ra sao trong quá trình làm việc
  • Đâu là điểm bạn chưa hài lòng? 
  • Bạn có sáng kiến gì giúp khắc phục những điểm chưa hài lòng kể trên.

Từ những phản hồi này, bộ phận nhân sự sẽ nhìn nhận ra các vấn đề cần chỉnh sửa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tính riêng tư của các phản hồi từ nhân viên. Bởi khi nhân viên cảm thấy các phản hồi của họ có thể gây bất lợi cho bản thân trong quá trình làm việc, họ sẽ không chia sẻ thật lòng, kéo theo đó bạn sẽ khó lòng phán đoán chính xác liệu nền văn hóa bạn đang xây dựng có thật sự hỗ trợ tối đa cho trải nghiệm của đội ngũ nhân sự.

Chế độ đãi ngộ phù hợp

Dựa trên nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên, doanh nghiệp sẽ xây dựng được chế độ đãi ngộ phù hợp. Chẳng hạn như doanh nghiệp áp dụng chế độ thưởng bằng tiền mặt, bạn cần giúp nhân viên hiểu được giá trị của bản thân, cách doanh nghiệp đang đãi ngộ họ so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Hoặc nếu bạn có chiến lược bồi dưỡng và phát triển nhân tài giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của lộ trình đào tạo này, cũng như giúp họ nhận thấy họ sẽ phát triển ra sao nếu tham gia các khóa học. 

Ngoài đãi ngộ bằng tiền thưởng hay khả năng thăng tiến, doanh nghiệp cũng có thể xem xét sự linh động trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như, nhân viên có được trao việc làm việc từ xa hoặc có giờ làm việc linh hoạt đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân… Tùy theo mục đích và khả năng, các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình 1 chế độ đãi ngộ vì nhân viên.

Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 58% Millennials và 52% Gen Z chỉ ra rằng có được sự nghiệp thành công phụ thuộc vào việc thường xuyên nâng cao kỹ năng và nâng cao kỹ năng. Các nhân viên thường xuyên tham gia các hoạt động training nội bộ hoặc tự học thường có năng suất làm việc cao hơn và có nhiều động lực phấn đấu hơn. 

Việc cho nhân viên cơ hội học hỏi và phát triển là điều bắt buộc. 

Để hỗ trợ mục tiêu này, doanh nghiệp nên xây dựng và kết hợp các loại hình đào tạo chuyên môn, đào tạo trong công việc, tổ chức workshop…  Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ giữ chân được những nhân tài hàng đầu và dễ dàng thích nghi với các thay đổi từ thị trường.

Xây dựng nền văn hóa vì nhân viên hiệu quả với hệ thống đào tạo online MGE

Như trên đã nói, việc giúp nhân viên cảm thấy cơ hội phát triển năng lực và chức vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để quá trình này phát huy hiệu quả tối đa, đồng bộ trong toàn doanh nghiệp, việc xây dựng và triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến là điều cấp thiết mà mọi doanh nghiệp cần quan tâm. Hệ thống MGE do MangoAds phát triển sở hữu những tính năng ưu việt cung cấp kiến thức cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống và rõ ràng hơn rất nhiều. MGE còn đáp ứng những yêu cầu đào tạo phức tạp trong doanh nghiệp giúp tổ chức xây dựng lộ trình học bài bản cho từng nhóm nhân viên theo năng lực hiện tại của họ. Bên cạnh đó, MGE cung cấp tính năng Livestream trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng triển khai đào tạo các nội dung chuyên môn mang tính thời sự, cấp bách. Tính năng trao chứng chỉ chính thức dựa vào kết quả các bài kiểm tra cuối khóa học, nhân viên có thể lưu về hình ảnh, link chứng nhận để làm đẹp portfolio. Thành tích được lưu lại trên hệ thống còn là cơ sở giúp doanh nghiệp đánh giá thành tích, tinh thần học tập của mỗi cá nhân để từ đó đưa ra chính sách khen thưởng, phúc lợi xứng đáng.

Có thể nói, trong văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm, nhân viên sẽ được hỗ trợ, khuyến khích phản hồi, đưa ra các sáng kiến tốt về kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc nuôi dưỡng một nền văn hóa như vậy đòi hỏi sự cam kết nhưng sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì lực lượng lao động và cơ sở khách hàng gắn bó. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một hệ thống đào tạo nội bộ trực tuyến hiệu quả hỗ trợ tối đa việc phát huy năng lực của nhân viên, hãy tham khảo nền tảng đào tạo online MGE được thiết kế và phát triển bởi MangoAds. Đây chắc chắn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên ưu tú, tinh nhuệ, góp phần xây dựng một tổ chức lớn mạnh và phát triển vượt trội. 

>>> Mách bạn 5 giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả năm 2022

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi