6 cách để đào tạo hội nhập nhân viên mới tại doanh nghiệp

6 cách để đào tạo hội nhập nhân viên mới tại doanh nghiệp

Theo một báo cáo của TLTN, có đến một phần ba nhân viên nghỉ việc sau khi mới vào công ty được 6 tháng đổ lại, vì thế, việc hội nhập nhân viên mới thực sự rất quan trọng. Nếu quy trình onboarding và đào tạo nhân viên mới thành công, họ sẽ cảm thấy mình là một mảnh ghép của công ty ngay từ đầu, từ đó tỷ lệ nghỉ ngang của nhân viên sẽ giảm. Vậy, làm thế nào để hội nhập những nhân tài khi mới vào công ty? Cùng tìm hiểu điều đó ở bài viết dưới đây nhé!

Vì sao nên hội nhập nhân viên mới?

Mỗi cá nhân khi bước vào công ty trong những ngày đầu tiên đều cảm thấy bỡ ngỡ và ngại ngùng, bởi lẽ đây là một môi trường mới hoàn toàn, công việc mới cùng những gương mặt lạ. Việc lập kế hoạch để hội nhập nhân viên mới sẽ giúp họ cảm thấy gần gũi với công ty hơn, từ đó giảm tỷ lệ nghỉ ngang của nhân viên. Ngoài ra, điều này còn đem lại danh tiếng tốt cho công ty và từ đó gia tăng lợi nhuận của tổ chức.

Xây dựng kế hoạch hội nhập nhân viên mới giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Xây dựng kế hoạch hội nhập nhân viên mới giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Nhân viên mới của bạn đang tự hỏi liệu những đồng nghiệp không quen biết có thích họ không và họ có thích làm việc cùng nhau không. Trong khi đó, doanh nghiệp bạn cũng muốn đảm bảo rằng bạn đã tuyển dụng đúng người và cuối cùng trở thành thành viên lâu dài, có giá trị trong tổ chức. 

Để nhân viên nhanh chóng hoà nhập được với doanh nghiệp, ban quản lý nên xây dựng kế hoạch onboarding và đào tạo nhân viên mới một cách phù hợp nhất. Việc bạn tuyển dụng thành công một ứng viên có năng lực mới chỉ đi được một nửa chặng đường; Nhiệm vụ tiếp theo của doanh nghiệp bạn là làm họ cảm thấy được chào đón và dễ dàng hòa nhập với công ty hơn. 

6 cách để đào tạo hội nhập cho nhân viên khi mới vào công ty

1. Tạo một môi trường gần gũi, đầy chào đón

Những người mới khi bước vào công ty chưa hiểu được các chuẩn mực văn hóa tại tổ chức của bạn. Vì thế, nhiệm vụ của nhân sự chính là giới thiệu về công ty cũng như văn hoá doanh nghiệp, giúp họ dần dần hình dung được môi trường mình làm việc sau này sẽ như thế nào. Ngoài ra, do còn mới nên nhân viên cần nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các đồng nghiệp xung quanh. Những cá nhân khác trong công ty nên hỏi han, chia sẻ và giúp đỡ họ từ những điều nhỏ nhất như hướng dẫn sử dụng máy pha cà phê, máy in,… 

Môi trường làm việc vui vẻ tạo sự kết nối vững mạnh giữa người mới và người cũ

Môi trường làm việc vui vẻ tạo sự kết nối vững mạnh giữa người mới và người cũ

Hơn nữa, trong cuộc họp, mọi người trong công ty nên lắng nghe những ý kiến ​​đóng góp và quan điểm của nhân viên mới trong các cuộc họp. Điều này góp một phần rất lớn trong việc tạo sự kết nối giữa những người mới và những người cũ.

2. Tặng cho mỗi nhân viên mới một bộ “Welcome kit”

Một hành động nhỏ có thể giúp nhân viên mới của bạn cảm thấy được chào đón trong ngày đầu tiên của họ. Bạn đã bao giờ đăng ký một chương trình thành viên và nhận được một gói Welcome kit chưa? Một món quà nhỏ sẽ tạo cảm giác vui vẻ, hào hứng cho nhân viên mới của bạn. Món quà của bạn không cần phải đắt tiền, trong hộp welcome kit có thể là những vật phẩm có thương hiệu của công ty như: quyển sổ, cốc cà phê, bút và dây đeo thẻ nhân viên…

Ngoài ra, việc tặng bộ “Welcome kit” còn giúp xây dựng thương hiệu cho công ty bạn. Nhân viên sẽ mang dây đeo thẻ đi làm, sử dụng quyển sổ, cốc cà phê mà công ty tặng thường xuyên, đây cũng là một cách góp phần tạo nên văn hoá doanh nghiệp.

3. Phản hồi nhanh các đề xuất của nhân viên mới

Nếu nhân viên mới đưa ra những quan điểm, đề xuất có tính xây dựng của họ, hãy phản hồi các đề xuất đó của họ nhanh nhất có thể và cảm ơn họ. Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên mới giúp bạn thấy được những điểm cần cải thiện trong một dự án hoặc tại quy trình nào đó trong công việc mà đôi khi bạn chưa nhận ra. Một tấm thiệp hoặc một chiếc email cảm ơn sẽ giúp người đó và công ty gắn kết với nhau hơn. Lúc này người mới sẽ cảm thấy mình có giá trị vì những đóng góp của mình được ghi nhận.

>>> Tham khảo: Những điều NÊN LÀM và CẦN TRÁNH khi đào tạo nhân viên mới

4. “Gửi gắm” cho họ một người hướng dẫn công việc 

Nhân viên nên có một người hướng dẫn riêng hỗ trợ họ trong công việc

Nhân viên nên có một người hướng dẫn riêng hỗ trợ họ trong công việc

Tất cả các nhân viên mới đều nên có một người hướng dẫn công việc, một người bạn đồng hành khi bước vào công ty. Người đó sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của họ và khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Mối quan hệ một – một này sẽ mang lại sự cởi mở hơn đối với nhân viên mới. Đừng bao giờ để nhân viên mới của bạn lúng túng mà không có một sự giúp đỡ hoặc câu trả lời rõ ràng, điều này sẽ dẫn đến sự mơ hồ trong công việc, từ đó nhân viên sẽ có cảm giác chán nản và muốn từ bỏ công việc nhanh chóng.

5. Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp và thúc đẩy giao tiếp

Cách nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách giữa cảm giác mới vào công ty với cảm giác đã ở công ty lâu năm chính là khuyến khích giao tiếp. Với phương pháp này, bạn có thể tổ chức một hoạt động nhỏ nội bộ, chẳng hạn như chơi một trò chơi teamwork vào mỗi thứ sáu hàng tuần cho công ty. Điều này không chỉ giúp cho nhân viên giảm bớt căng thẳng sau khoảng thời gian làm việc mà còn giúp gắn kết nội bộ lại với nhau. Qua đó, nhân viên mới sẽ cảm nhận được một nguồn năng lượng tích cực và cái không khí năng động mà môi trường này mang lại cho họ, từ đó họ sẽ cảm thấy muốn gắn bó lâu dài hơn.

6. Tạo một chương trình đào tạo hiệu quả

Ngoài quy trình onboarding, nhân viên mới cũng nên được tham gia chương trình đào tạo nội bộ. Nếu công ty thiết kế một chương trình đào tạo bài bản, có hệ thống và cụ thể thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với nhân viên mới trong những ngày đầu tiên sau khi gia nhập  công ty. Điều này giúp nhân viên tìm ra hướng đi đúng đắn và hoạch định con đường sự nghiệp trong tương lai.

Thay vì phải tổ chức các khoá đào tạo trực tiếp tại cùng một địa điểm cùng thời gian nhất định thì doanh nghiệp có thể cân nhắc xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến trên hệ thống quản lý học tập (LMS). Với nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến MGE, tổ chức sẽ tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình đào tạo sau tuyển dụng, và giúp nhân viên biết được lộ trình phát triển của mình trong quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp.

MGE giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình onboard và đào tạo nội bộ

MGE giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình onboard và đào tạo nội bộ

Hệ thống MGE cho phép bạn xây dựng thư viện các khóa học cho từng bộ phận, quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên, các khóa học và lịch đào tạo của bạn. MGE cũng giúp các công ty lưu trữ toàn bộ dữ liệu về nhân viên của mình và kết quả học tập của từng nhân viên. Dữ liệu  được sắp xếp và lưu trữ một cách có hệ thống, giúp cho việc tìm kiếm trở nên rõ ràng và dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống còn nâng cao trải nghiệm học tập với nội dung sinh động và trực quan kết hợp nhiều mô hình đào tạo mang tính tương tác cao. 

Tổng kết

Việc hội nhập nhân viên mới là điều mà mọi tổ chức cần thiết phải làm vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên và cả danh tiếng, lợi nhuận của doanh nghiệp. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 8 cách để đào tạo gắn kết nhân viên mới nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cũng như xây dựng kế hoạch onboarding và đào tạo nội bộ một cách phù hợp và đúng đắn.

Nền tảng đào tạo trực tuyến MGE dành cho nội bộ doanh nghiệp

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi