7 tính năng quan trọng trong hệ thống quản lý học tập LMS

7 tính năng quan trọng trong hệ thống quản lý học tập LMS

Hệ thống quản lý học tập không còn quá xa lạ với cơ sở giáo dục bởi tính hữu dụng mà nó mang lại cho cả học viên và giáo viên. Theo một thống kê, thị trường hệ thống quản lý học tập toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 23,21 tỷ đô la vào năm 2023. Vậy một hệ thống LMS hiệu quả cần những tính năng nào? Hãy cùng MGE tìm hiểu 8 tính năng quan trọng nên được trang bị trong LMS ở bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về hệ thống quản lý học tập (LMS)

Hệ thống quản lý học tập giúp việc học trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Hệ thống quản lý học tập giúp việc học trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Hệ thống quản lý học tập (LMS) là hệ thống được thiết kế nhằm cung cấp những tính năng trực tuyến để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học cho cơ sở giáo dục tạo. LMS thúc đẩy quá trình học tập diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 

Hệ thống học tập LMS được hoạt động trên trình duyệt web/app cho phép cả học viên và giáo viên đều có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống để học tập bất cứ ở đâu. Ngoài ra, trung tâm cũng có thể theo dõi quá trình học tập của học viên để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Ứng dụng của hệ thống LMS trong công việc

Ứng dụng của hệ thống LMS trong công việc đa dạng và mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Việc sử dụng LMS không chỉ giúp tổ chức đào tạo nhân viên mà còn hỗ trợ phát triển năng lực, cải thiện hiệu suất làm việc và mở rộng phạm vi kỹ năng.

Hệ thống LMS đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, quản lý và chia sẻ kiến thức nội bộ. Điều này tạo ra một cơ sở dữ liệu hữu ích, giúp nhân viên dễ dàng truy cập thông tin một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, LMS cũng được sử dụng để tổ chức sự kiện và hội thảo trực tuyến, tăng cường tương tác giữa tổ chức, đối tác, khách hàng và nhân viên.

Quản lý năng lực của nhân viên trở nên hiệu quả hơn khi sử dụng LMS. Hệ thống này giúp đánh giá kỹ năng của nhân viên và đề xuất các khóa đào tạo phù hợp để phát triển những kỹ năng cần thiết.

Không chỉ vậy, LMS còn cung cấp các khóa học về tuân thủ và an toàn, giúp đảm bảo rằng nhân viên hiểu và tuân thủ đúng các quy tắc và quy định.

Việc giảm chi phí đào tạo truyền thống như chi phí di chuyển, vật liệu giảng dạy và phòng học là một lợi ích khác của việc sử dụng hệ thống LMS.

Đồng thời, hệ thống này cũng giúp theo dõi tiến trình học tập và đánh giá hiệu suất nhân viên, cung cấp cái nhìn chi tiết về sự phát triển và đóng góp của từng cá nhân.

Cuối cùng, LMS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng học tập trong tổ chức, thúc đẩy sự tương tác và chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên.

LMS là gì | Hệ thống quản lý học tập hiệu quả nhất hiện nay - Tin tức tên  miền hosting

Ứng dụng của hệ thống LMS trong công việc đa dạng và mang lại nhiều lợi ích quan trọng

7 tính năng quan trọng mà mọi hệ thống quản lý học tập được trang bị

1. Thiết kế giao diện phù hợp với thương hiệu trung tâm

Việc tăng nhận diện thương hiệu của trung tâm trên hệ thống học tập là điều vô cùng quan trọng. Hệ thống nên có giao diện phản ánh đúng mục tiêu và thông điệp thương hiệu một cách rõ nét nhất, chẳng hạn như thêm logo, màu sắc chủ đạo của trung tâm giúp củng cố thương hiệu của trung tâm với học viên.

2. Xây dựng tính năng cá nhân hoá cho từng học viên

Cá nhân hoá lộ trình của học viên sẽ giúp người học hứng thú học tập hơn

Cá nhân hoá lộ trình của học viên sẽ giúp người học hứng thú học tập hơn

Nếu một LMS được cá nhân hóa phù hợp với sở thích học tập của từng người dùng, học viên sẽ hứng thú học tập hơn. Do đó, hệ thống LMS phải cá nhân hóa lộ trình học tập của học viên với tính năng lấy người học làm trung tâm. Chẳng hạn như gợi ý thêm những khoá học liên quan đến khoá học mà học viên đang tham gia.

Một hệ thống quản lý học tập cho phép học viên chủ động tiếp cận và nâng cao kỹ năng chuyên môn theo nhu cầu của họ sẽ mang lại sự hài lòng nhất định và giá trị thiết thực cho học viên hơn.

3. Công cụ báo cáo dễ dàng, chính xác

Công cụ báo cáo là một chức năng cần thiết trong LMS. Báo cáo về việc hoàn thành các mục tiêu học tập thông qua lộ trình học tập và kết quả đánh giá trực tuyến phải dễ dàng và nhanh chóng. Người học cá nhân có thể theo dõi tiến trình của riêng họ và giáo viên thì có thể theo dõi nhóm học tập của họ.

Để đánh giá đúng hiệu quả của các chương trình học tập, LMS phải có báo cáo và phân tích linh hoạt phù hợp với các mục tiêu học trực tuyến của học viên. Việc trình bày trực quan dữ liệu người học giúp giáo viên sau này tạo ra các chương trình đào tạo tốt hơn thông qua hành vi học tập của học viên.

4. Cảnh báo và thông báo tự động

Tính năng thông báo tự động trong LMS giúp người dùng cập nhật thông tin nhanh chóng

Tính năng thông báo tự động trong LMS giúp người dùng cập nhật thông tin nhanh chóng

Để đảm bảo giảng viên biết quá trình học tập của học viên cũng như người học nhận được những thông tin kịp thời từ giảng viên thì thông báo tự động trong LMS là một tính năng hữu dụng. LMS lúc này sẽ thông báo cho đúng người vào đúng thời điểm bằng cách gửi thông báo tự động vào hệ thống hoặc qua email để đôi bên nắm bắt thông tin kịp thời của nhau.

5. Bảo mật dữ liệu tối đa

SSL giúp bảo mật hệ thống LMS

SSL giúp bảo mật hệ thống LMS

Bất kể là hệ thống LMS của tổ chức nào thì cũng cần được thiết lập hệ thống bảo mật dữ liệu để đảm bảo các dữ liệu của cơ sở giáo dục đó được an toàn. Vì khi hệ thống bị tấn công, những tư liệu nhạy cảm, riêng tư của trung tâm sẽ bị tung ra ngoài và gây thiệt hại lớn cho tổ chức đó. Hiện nay, hệ thống có thể được bảo mật kỹ càng thông qua SSL, Firewall, việc hạn chế IP truy cập…

6. Cung cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học

Tất cả các LMS phải cho phép người dùng nhận chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Hầu hết các chứng chỉ Elearning bao gồm ngày hoàn thành khoá học và ngày hết hạn, tên người người hướng dẫn hoặc tên công ty đã cấp chứng chỉ và tên của sinh viên đã đạt được chứng chỉ.

Ngoài ra, bạn nên chọn một LMS cho phép bạn tùy chỉnh các chứng chỉ của mình để phù hợp với thương hiệu, màu sắc và bất cứ thứ gì bạn thấy phù hợp để dán tem của mình lên đó.

7. Hỗ trợ trên nhiều thiết bị

Một LMS tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ người học có trải nghiệm học tập tích cực trên nhiều thiết bị khác nhau, mặc dù có sự khác biệt đôi chút về định dạng, cách hiển thị nhằm mục đích tối ưu hóa thiết bị mà họ sử dụng. Lúc này học viên có thể học tập mọi lúc mọi nơi và chất lượng bài giảng vẫn không bị giảm khi học viên học trên thiết bị có màn hình nhỏ hơn.

>>> Tham khảo thêm: Đã đến lúc trung tâm đào tạo nên áp dụng phương pháp Blended Learning trong thời đại 4.0

Sau khi đã tìm hiểu về những tính năng quan trọng của hệ thống LMS, đây là lúc bạn cần lên kế hoạch cụ thể hơn về việc xây dựng khoá học trực tuyến và tìm công ty uy tín để hỗ trợ bạn xây dựng nền tảng LMS.

MGE – Xây dựng hệ thống quản lý học tập tuyệt vời cho các tổ chức giáo dục

MGE hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý học tập tối ưu

MGE hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý học tập tối ưu

Hệ thống MGE nhằm cung cấp giải pháp xây dựng và bán khoá học trực tuyến cho trung tâm giảng dạy. MGE đồng hành cùng trung tâm đào tạo trong quá trình chuyển đổi số, giúp đối tác gia tăng hiệu quả marketing và nhận diện thương hiệu. MGE đáp ứng 7 tính năng quan trọng đã đề cập trên, ngoài ra còn có những ưu điểm khác biệt sau đây:

1. Đảm bảo truy cập với lượng học viên ngày càng tăng 

MGE không hạn chế user truy cập hệ thống. Theo thời gian lượng học viên không active của trung tâm đào tạo sẽ tăng nhanh, trong khi đó số lượng học viên active vẫn duy trì ở một khoảng cố định hoặc tăng chậm. Vì vậy, trung tâm không cần xóa các tài khoản của học viên không active và vẫn có thể sử dụng dữ lịch liệu sử học của họ để remarketing.

2. Bảo mật hệ thống và học liệu

MGE bàn giao hoàn toàn Source code hệ thống cho khách hàng, từ đó trung tâm đào tạo có thể toàn quyền quản lý hệ thống, bảo mật học liệu, dữ liệu đào tạo nội bộ trên server riêng của đơn vị.

3. Mở rộng tính năng vô hạn

Với các hệ thống đào tạo online tự phát triển khác, việc mở rộng thêm các tính năng gặp nhiều khó khăn do không có source code, coding thêm tốn nhiều chi phí, thời gian.

Với MGE, trung tâm không bị giới hạn về khả năng mở rộng tính năng phục vụ việc dạy và học. Tùy theo nhu cầu của trung tâm, MGE có rất nhiều plugin phù hợp để tích hợp giúp phát triển các tính năng mới trong thời gian ngắn. Do đó, trung tâm có thể mua thêm plugin để cài đặt vào hệ thống và mọi người đều sử dụng được tính năng mới với chi phí thấp.

4. Học live trực tiếp

Tổ chức các lớp học live một cách dễ dàng, bất cứ lúc nào theo nhu cầu của trung tâm, giảng viên. Các công cụ như Zoom, Google Meet, MSTeam được tích hợp trực tiếp ngay trong hệ thống. Sau buổi học, bài giảng sẽ được ghi hình, ghi âm và lưu lại thành một học phần trong khóa để học viên xem lại về sau.

Tổng kết

Như vậy, bạn vừa được giới thiệu 7 tính năng tuy cơ bản nhưng lại rất quan trọng mà mọi hệ thống quản lý học tập đều phải có. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được hệ thống phù hợp và có những trải nghiệm xây dựng khoá học tuyệt vời. Nếu bạn mới bắt tay vào thiết kế khóa học trực tuyến và đang tìm kiếm một hệ thống LMS chuyên nghiệp, đáng tin cậy, hãy liên hệ với MGE để được tư vấn chi tiết và biến mong ước của bạn thành sự thật.

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi