6 cách giúp nhân viên xây dựng mục tiêu có giá trị

6 cách giúp nhân viên xây dựng mục tiêu có giá trị

Việc thiết lập mục tiêu luôn tạo nguồn động lực, giúp nhân viên dễ dàng định hướng và đạt được. Tuy nhiên, đến giai đoạn giữa năm, đa phần các mục tiêu đặt ra đều có xu hướng lỗi thời. Không ai muốn theo đuổi với một mục tiêu không còn phù hợp. Vậy làm thế nào nhân viên có thể đặt ra mục tiêu có ý nghĩa trong năm 2022? MGE sẽ chia sẻ một trong những kiến thức quản trị nhân sự hữu ích đó chính là cách giúp nhân viên đặt mục tiêu công việc có ý nghĩa thực tiễn.

6 cách giúp nhân viên xây dựng mục tiêu thực tiễn trong cồng việc

Giúp nhân viên nhận thấy tầm quan trọng của bản thân

Trước khi giúp nhân viên xây dựng mục tiêu giá trị, quản lý doanh nghiệp và quản lý team nên trình bày các mục tiêu chính của công ty, team trong sáu tháng tiếp theo và khảo sát nhân viên cách thức sử dụng kiến thức chuyên môn để công ty đạt được những mục tiêu trên. Nếu không gắn các mục tiêu vào chiến lược tổng thể của công ty, nhân viên sẽ cảm thấy bản thân đang làm việc vì lợi ích riêng.

Hơn thế nữa, các nhà quản lý nên hạn chế tình trạng tạo ra các mục tiêu giúp nhân viên. Thay vào đó, hãy để nhân viên tự thiết lập mục tiêu.

Làm sao để nhân viên có thế xây dựng mục tiêu làm việc thực tiễn là một trong những kiến thức quản trị nhân sự được các cấp quản lý quan tâm

Làm sao để nhân viên có thế xây dựng mục tiêu làm việc thực tiễn là một trong những kiến thức quản trị nhân sự được các cấp quản lý quan tâm

Tìm điểm chung giữa mục tiêu của nhân viên và công ty

Bạn nên khuyến khích nhân viên chia sẻ mục tiêu cá nhân và giúp họ thấy cách làm việc hướng tới những mục tiêu trên cũng hỗ trợ công ty đạt được mục tiêu của mình. Thông qua buổi trao đổi 1:1, bạn nên để nhân viên tự xem xét cách vận dụng kỹ năng của mình để lấp đầy lỗ hổng trong nhóm. Hãy tạo quyền tự do cho nhân viên suy nghĩ về sở thích cá nhân trong công việc.

Các nhà quản lý có thể hỗ trợ trong việc tìm ra điểm giao thoa giữa mục tiêu cá nhân của nhân viên với mục tiêu của công ty. Sau đó, bạn đặt ra các mục tiêu cho phép họ tối ưu hóa các kỹ năng sẵn có, từ đó phát triển chúng tốt hơn.

Xem xét các mục tiêu mới có ý nghĩa

Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi cho từng nhân viên như: “Nếu bạn có thể thay đổi, bạn sẽ làm điều gì?”. Qua đó, nhân viên sẽ xem xét những hoạt động họ có thể làm khác đi trong công việc, từ đó phát triển các mục tiêu để giải quyết những vấn đề trên. 

Bộ phận quản lý có thể gợi ý nhân viên đặt ra các mục tiêu hợp tác với đồng nghiệp ở các bộ phận khác. Điều này sẽ mang đến cho họ cơ hội học hỏi điều gì đó mới, tăng khả năng quan sát và tạo dựng những mối quan hệ mới có tiềm năng phát triển sự nghiệp.

Xem xét những hoạt động ở góc độ khác để thiết lập mục tiêu phát triển bản thân tốt hơn

Xem xét những hoạt động ở góc độ khác để thiết lập mục tiêu phát triển bản thân tốt hơn

Đặt tên cho mục tiêu mới

Trước đây, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem thiết lập mục tiêu là “thiết lập kỳ vọng”, nhấn mạnh vào các cuộc trò chuyện và ít tập trung vào quá trình. Hiện nay, các nhà quản lý nói chuyện với nhân viên về những gì họ mong đợi dựa trên vai trò, cấp độ công việc và dự án của họ từ 3 góc độ sau:

  • Công ty mong đợi điều gì?
  • Cả nhóm mong đợi điều gì?
  • Nhân viên hy vọng sẽ phát triển như thế nào trong năm sau?

Kỳ vọng cá nhân của nhân viên có thể trở thành mục tiêu. Đó có khả năng là một sự thăng tiến, mong muốn trở thành chuyên gia trong ngành hay công nghệ mới.

Giúp nhân viên đạt được mục tiêu của họ

Hãy để nhân viên tìm cách đạt được mục tiêu. Đó có thể là tham gia đào tạo online, hợp tác với các thành viên giàu kinh nghiệm hay cần thời gian suy nghĩ đối với một dự án khó.

Bên cạnh đó, bạn nên chia mục tiêu của nhân viên thành những thành tích nhỏ để ăn mừng. Nếu nhân viên không đạt được toàn bộ mục tiêu, ít nhất họ cũng đạt được một cột mốc quan trọng và công ty vẫn tiến bộ hơn so với trước đây. 

Khi một mục tiêu không đạt được, đừng chỉ thêm nó vào danh sách việc cần làm trong năm sau. Điều quan trọng là phải hiểu tại sao một mục tiêu không được đáp ứng và tìm cách điều chỉnh mục tiêu để nó trở thành hiện thực. 

>>> Cách tạo động lực cho nhân viên mà nhà quản lý không thể bỏ qua

Nhà quản lý nên hỗ trợ nhân viên trên con đường thiết lập mục tiêu

Nhà quản lý nên hỗ trợ nhân viên trên con đường thiết lập mục tiêu

Cho nhân viên thấy lợi ích của việc đạt được mục tiêu

Hãy khuyến khích nhân viên nghĩ về việc đạt được mục tiêu đó sẽ cải thiện cuộc sống của họ như thế nào. Ví dụ, họ sẽ trở nên tự tin hơn, học một kỹ năng mới hoặc được thưởng. 

Hy vọng với kiến thức quản trị nhân sự mà MGE sẽ cung cấp trong bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp hiệu quả nhằm giúp nhân viên đặt mục tiêu có ý nghĩa. Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống đào tạo online sở hữu những tính năng được giới thiệu như trên thì nền tảng MGE chính là công cụ tuyệt vời. Không chỉ giúp doanh nghiệp đăng tải khóa học, phân chia bài giảng theo trình độ, phòng ban mà MGE còn cung cấp các báo cáo cụ thể và chứng chỉ hoàn thành khóa học cho nhân viên. Việc sở hữu MGE sẽ tối ưu quá trình đào tạo của doanh nghiệp từ đó giúp cho công việc được hoàn thành tốt, góp phần đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trên thị trường. Hãy liên hệ ngay chúng tôi nếu bạn muốn biết thêm chi tiết cụ thể về MGE nhé!

>>> Tổng hợp những mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Về tác giả

Hieu Nguyen

Liên hệ với chúng tôi